(Baonghean.vn) – Dù đời sống hiện nay đã được nâng lên, hầu hết các bản làng đều đã có máy xay lúa, song trong nhiều gia đình người Khơ mú, Mông, Thái…ở miền Tây Nghệ An vẫn còn giữ và sử dụng những chiếc cối giã gạo truyền thống như một cách tiết giảm chi phí. Điều này trở thành nét văn hóa độc đáo riêng biệt trên miền rẻo cao xứ Nghệ.

images1659682_c_i_xay_1.jpgHiện nay, nhiều bản làng của người Thái, Mông, Khơ Mú trên địa bàn huyện Kỳ Sơn vẫn dùng cối giã gạo. Bà con cho biết, dù đã có máy xát lúa nhưng những lần giã gạo với số lượng ít họ vẫn dùng cối giã này để tiết kiệm chi phí.
Chiếc cối được đục từ các loại gỗ tốt như: dổi đá, săng vì, mái sọ...
Nếu người miền xuôi trước đây thường sử dụng cối đá thì người miền núi chỉ dùng cối gỗ. Ông Lô Phò Dậu (bản Nhãn Cù - Tà Cạ - Kỳ Sơn) cho hay, chiếc cối ông đang sử dụng có tuổi đời hơn 40 năm. Mỗi lần chuyển nhà ông đều mang theo. Hầu như mỗi hộ trong bản đều có 1 chiếc cối giã gạo.
Chiếc chày đâm được làm từ 1 súc gỗ lớn và phải là loại gỗ rắn chắc.
Phần chân dậm và phần gắn chày được nối với nhau bằng 1 thanh ngang làm điểm tựa.
Người giã gạo phải nhún chân dậm mạnh mới có thể nhấc nổi phần chày lên để đâm xuống.
Những chiếc cối giã gạo thường được đặt dưới ngôi nhà sàn của đồng bào Thái, Khơ mú.
Chiếc cối in dấu ấn thời gian.
Việc giã gạo cũng không quá vất vả nên trẻ em cũng có thể tham gia.
Sau mỗi lần giã gạo, người dân thường che chắn cối cẩn trọng để sử dụng lâu dài.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN