Thuận lợi và khó khăn

Việc triển khai các lớp bóng đá năng khiếu nghiệp dư trên địa bản tỉnh Nghệ An đã được thực hiện từ lâu và là nguồn cung cấp tài năng bóng đá chủ yếu cho CLB SLNA. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi sẵn có, công tác này vẫn còn đó những khó khăn cần được từng bước giải quyết.

Một trong những thuận lợi của công tác mở lớp năng khiếu là thường xuyên nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của UBND tỉnh Nghệ An, sự chỉ đạo sát sao của Sở Văn hóa và Thể thao và đặc biệt là sự ủng hộ của Trung tâm Văn hóa thông tin - Thể thao; Trung tâm Văn hóa Thể thao và truyền Thông, các Trường học trên địa bàn toàn tỉnh.

Mặt khác, phong trào Thể dục Thể thao quần chúng ngày càng phát triển rộng khắp, nhu cầu tập luyện, rèn luyện thân thể của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, trong đó có môn bóng đá. Riêng đội ngũ Huấn luyện viên cơ sở  được đào tạo cơ bản, ngày càng được nâng cao về chuyên môn nghiệp vụ. Đặc biệt là sự đam mê, tâm huyết với nghề nghiệp.

129291544_1502913006573355_523281375249353395_o9874314_822021.jpgMột trận đấu giữa các lớp năng khiếu nghiệp dư sơ sở trong năm 2020. Ảnh: SLNA FC

Tại Nghệ An, bóng đá được xem là môn “Thể thao Vua” với sự đam mê cuồng nhiệt của người dân, thu hút được nhiều lực lượng vận động viên tập luyện, số lượng lớp năng khiếu nghiệp dư cơ sở năm sau cao hơn năm trước, sự đam mê và ý thức khắc phục khó khăn, nỗ lực phấn đấu vươn lên trong tập luyện của vận động viên.

Tuy nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Nghệ An đang còn nhiều khó khăn cho nên việc đầu tư cơ sở vật chất đảm bảo chuyên môn phục vụ tập luyện, thi đấu bóng đá đang còn hạn chế.

Cũng như các môn thể thao thành tích cao, địa bàn Nghệ An rộng, gia đình và xã hội đang định hướng con em theo những ngành nghề khác cho nên nhiều em có tố chất, năng khiếu đã trúng tuyển, nhưng gia đình không cho các em đến tập trung tập luyện. Vì vậy, việc bỏ sót nhân tài là điều không thể tránh khỏi.

Mặt khác, cơ sở vật chất một số địa phương còn thiếu, chưa đảm bảo yêu cầu về chuyên môn đào tạo bóng đá cũng như chế độ đãi ngộ cho các HLV tại các cơ sở còn thấp nên chưa khai thác được tối đa “tài nguyên” về bóng đá. Các HLV tại cơ sơ sở còn kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ chuyên môn đối với cơ quan, địa phương nên ảnh hưởng đến thời gian đầu tư cho công tác tuyển chọn, đào tạo.

Mạnh dạn tăng chỉ tiêu

Theo đánh giá của CLB SLNA, kết quả tổng số 25 lớp nghiệp dư đã tuyển đủ số lượng theo học, thậm chí có nhiều lớp tuyển vượt chỉ tiêu đề ra, ổn định đi vào nề nếp và tập luyện đúng theo kế hoạch, chương trình đề ra. 

Qua các lớp năng khiếu nghiệp dư cơ sở và các kênh khác nhau, năm 2020, lò SLNA đã tuyển chọn được 25 VĐV, các VĐV năng khiê ú khi được tuyển chọn năm 2020 đã sớm bộc lộ về năng khiếu thể thao, nổi bật như các em: Bùi Ngô Bảo Nam, Trần Phúc Quyết, Nguyễn Đức Trầm... Đặc biệt các vận động viên tuyển từ các lớp năng khiếu nghiệp dư năm 2017 , 2018 và 2019 đã đóng góp cho các đội trẻ của SLNA bảo vệ thành công chức vô địch các giải trẻ quốc gia như: HCV U11, U13 và U17, HCB U21, HCĐ U15 và U19.

Bóng đá trẻ Nghệ An định hướng không ngừng nâng cao chất lượng và số lượng VĐV. Ảnh: Đức Anh

Bước sang năm 2021, SLNA phấn đấu cung cấp vận động viên cho các tuyến đào tạo trẻ về tập trung tại CLB từ 30 đến 50 em/1năm, 100% HLV các lớp được trang bị kiến thức đào tạo chuyên sâu. Việc tạo ra nhiều giải đấu nhằm cọ xát, đánh giá chất lượng các tài năng trẻ cũng là một mục tiêu quan trọng được đề ra.

Bên cạnh những giải pháp về mặt tổ chức, sự kết nối, liên lạc và phối hợp giữa các bên, CLB SLNA đề xuất Sở VH-TT tham mưu UBND tỉnh nâng chế độ chi trả hàng tháng cho HLV các lớp năng khiếu nghiệp dư trong năm 2021. Đồng thời cho phép mở thêm các lớp tập huấn nghiệp vụ cho huấn luyện viên lớp năng khiếu nghiệp dư.

Với mức đầu tư như hiện nay, việc khai thác các nguồn lực xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất, kinh phí cho công tác đào tạo VĐV năng khiếu nghiệp dư là một trong những phương án khả thi. CLB SLNA cũng sẵn sàng liên kết với các Trung tâm mạnh trong cả nước như PVF để tranh thủ sự hỗ trợ về phương pháp tuyển chọn, chữa trị chấn thương…

Tại Hội nghị đào tạo bóng đá trẻ do Liên đoàn bóng đá Việt Nam tổ chức cách đây không lâu, ông Nguyễn Đình Nghĩa – Phó giám đốc CLB SLNA khẳng định: “Không phải tỉnh nào cũng có nhiều doanh nghiệp lớn sẵn sàng "đổ tiền" vào đào tạo trẻ như mô hình của PVF, HAGL. Chính vì vậy, phương pháp nhà nước và nhân dân cùng làm như của SLNA là phù hợp với các địa phương khác trên cả nước”.

Bóng đá Nghệ An – những kỳ vọng trong năm 2021

(Baonghean.vn) - Khép lại năm 2020 là một năm đầy sóng gió với SLNA ở sân chơi chuyên nghiệp. Tuy nhiên, tại V.League 2021, mọi chuyện có thể sẽ trở nên khởi sắc hơn rất nhiều. Trong khi đó ở cấp độ trẻ, bóng đá xứ Nghệ tiếp tục được đánh giá là một thế lực nhờ nền tảng sẵn có.