Đạo hiếu trong Lễ Vu Lan
Với dân tộc Việt Nam, đó gọi là đạo hiếu. Sự du nhập của Phật giáo - một tôn giáo gần gũi với quan niệm sống, lối hành xử thường ngày của con người đã góp phần làm phong phú thêm giá trị văn hóa - đạo đức truyền thống khi hòa quyện nghi thức tôn giáo với đạo lý làm người.
Lễ Vu Lan hằng năm, vì thế đã trở thành một thứ tín ngưỡng dân gian, là dịp để mỗi người thể hiện sự hiếu nghĩa, báo đáp công ơn sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.
Đức Phật Thích ca trong Kinh Tâm Địa Quán, Phẩm Báo Ân đã dạy, phàm là con người phải ghi nhớ Tứ ân. Đó là: Ân cha mẹ, Ân chúng sanh, Ân quốc gia xã hội và Ân Tam bảo. Trong Tứ ân thì đứng đầu là Ân đức của cha mẹ dành cho con cháu. Mỗi người làm con cần phải trân trọng gìn giữ và tìm cách báo đáp; phải luôn phấn đấu sống, học tập và làm việc thật tốt; báo đáp bằng sự cung kính, vâng lời, siêng năng tu tập những thiện Pháp, phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già.
Trong nhà thì hòa thuận, ngoài xã hội thì thân ái chan hòa, không để cái xấu cám dỗ, không để cha mẹ phiền lòng là cách tốt nhất thể hiện sự hiếu hạnh của con cái đối với mẹ cha. Với người Việt Nam, Hiếu chính là Hiếu đạo (đạo làm con), Hiếu dưỡng (chăm sóc, nuôi dưỡng), Hiếu đễ (kính trọng cha mẹ và tôn trọng anh chị), Hiếu thuận (hiếu với cha mẹ và hòa thuận với anh em)...
Thiên kinh vạn quyển hiếu nghĩa vi tiên”. Nghĩa là ngàn quyển kinh, vạn quyển sách đều lấy chữ hiếu nghĩa làm đầu. Vì thế mà báo đáp công ơn cha mẹ thông qua việc phụng dưỡng hàng ngày, chăm sóc lúc ốm đau, bệnh tật... luôn được xem là tiêu chí đầu tiên trong việc đánh giá lòng hiếu thảo của đạo làm con.
Nhịp sống hiện đại luôn cuốn con người vào vòng quay gấp gáp bận rộn của nó. Kéo theo đó là sự thay đổi quan niệm về đạo đức, qui tắc ứng xử của một số người. Nhưng dù là gì thì chữ “Hiếu” vẫn luôn vẹn nguyên ý nghĩa. Đó là sự tôn trọng, trân quý công ơn của đấng sinh thành.
Bắt nguồn từ câu chuyện báo hiếu với Mẹ của Đức Mục Kiền Liên Bồ Tát. Bằng con đường tu tập của mình, Ngài đã giải thoát cho linh hồn mẹ mình khỏi vòng tội lỗi, được siêu sinh.
Từ một nghi thức mang màu sắc văn hóa Phật giáo, Lễ Vu Lan dịp tháng 7 hàng năm dần trở thành một sinh hoạt tín ngưỡng dân gian truyền thống của người Việt Nam. Vu Lan là dịp để gia đình sum họp; con cháu hỏi han, chia sẻ với ông bà, cha mẹ về niềm vui, nỗi buồn trong cuộc sống, cầu cho cha mẹ được hưởng phúc lành; hồi hướng đến tổ tiên, thắp nén hương thơm nguyện cầu cho vong linh người đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Mùa Vu Lan báo hiếu, các chùa thường tổ chức cho Phật tử cầu siêu để vong linh ông bà, cha mẹ đã khuất được siêu sinh tịnh độ.
Cuộc sống muôn màu muôn vẻ, báo hiếu với đấng sinh thành, mỗi người có một cách riêng, nhưng đâu chỉ là lo bù đắp cho cha mẹ đủ đầy vật chất lúc tuổi già ốm đau, bệnh tật, mà quan trọng là sự quan tâm, sẻ chia với cha mẹ những gì bình dị nhất, chân thành nhất. Dân gian có câu: “Miếng trầu không đẹp ở người têm, mà đẹp ở người đem dâng!”.
Thậm tệ hơn, lại có những đứa con bất hiếu coi cha mẹ già là gánh nặng nên đã hắt hủi, thậm chí là đánh đập, ngược đãi người đã mang nặng đẻ đau ra mình. Vì thế, có những người già không nơi nương tựa, hoặc không chịu được “tiếng bấc tiếng chì” của con cái, phải lang thang kiếm sống hoặc vào sống ở các Trung tâm bảo trợ xã hội, nương nhờ cửa Phật, trông cậy vào lòng thương của cộng đồng. Đó là những hành vi biểu hiện sự xuống cấp đạo đức của một số người mà xã hội cần phải lên án, pháp luật cần phải can thiệp để chung tay xây dựng một cuộc sống chan chứa tình yêu thương và trách nhiệm.
Tứ ân - phạm trù đạo đức quan trọng thể hiện ân tình giữa con người với con người. Tứ ân tồn tại hiển nhiên trong cuộc sống mang tính khách quan, chuyển tải được giá trị chân thiện mỹ theo tinh thần Phật giáo, hàm chứa tinh thần đại hùng, đại lực, đại bi, đại trí; mang sinh khí hòa bình, tự do, bình đẳng cho nhân thế với hoài bão giải phóng mọi ràng buộc khổ đau cho con người và muôn vật.
Mùa Vu Lan là dịp để mỗi người chúng ta nghĩ về Tứ Ân, nghĩ về đạo hiếu nghĩ của con cái đối với cha mẹ ông bà - đó điều quan trọng cốt lõi nhất của mỗi người.