(Baonghean.vn) - Những chú lợn hồn nhiên ăn, chơi, chạy nhảy và nằm ngủ trên đường, bên bờ ruộng, hay dưới nhà sàn… đã trở thành hình ảnh đặc trưng, quen thuộc khi đến bất kỳ một bản làng vùng cao xứ Nghệ.
Chăn nuôi lợn là một trong những cách làm kinh tế, cải thiện cuộc sống, là “của để dành” của đồng bào các huyện vùng cao xứ Nghệ. Lợn chủ yếu đươc chăn nuôi bằng hình thức nuôi thả. Nếu xét về năng suất kinh tế, cách nuôi này không mang lại hiệu quả cao, nhưng bù lại thịt lợn này chính là thịt lợn "sạch", ngon, trở thành đặc sản nổi tiếng. Lợn nuôi để bán lấy tiền, nuôi làm thịt những dịp lễ tết, lợn để cúng lên ông bà tổ tiên, để làm lễ vật cho dịp đám đình, cưới hỏi… Đến bất kỳ bản làng nào cũng dễ dàng bắt gặp những chú lợn đang chăm chỉ "gặm cỏ", thản nhiên đi lại giữa đường. Con lợn có mặt trong hầu hết sinh hoạt đời thường cũng như tâm linh của bà con người người Mông, người Thái, Khơ mú… ở miền Tây Nghệ An. Nằm xếp nhau ngủ bên vệ đường... Những chú lợn con xếp chồng lên người lợn mẹ ngủ ngon lành dưới nhà sàn. Lợn bản chủ yếu là lợn đen, hoặc lai giống lợn rừng. Cách chăn nuôi cũng đơn giản: để chúng tự kiếm ăn quanh bản và cho ăn thêm ít cám ngô, mẻ rượu. Chính vì cách chăn nuôi tự nhiên như thế nên thời gian cho 1 con lợn có thể bán lấy thịt phải mất đến 3,4 tháng, còn để lợn trưởng thành thì mất đến hàng năm. Ảnh: Sách Nguyễn Hình ảnh lợn "đeo gông" rất hay bắt gặp ở vùng miền núi. Bà con làm vậy để tránh việc lợn xông vào nhà cửa, vườn tược. Ảnh: Sách Nguyễn Hồ Lài