bna_lang_mien_phu_thanh_hoi_ha_vao_tet_anh_viet_hung_74737035_212018.jpgNghề chế biến miến gạo được du nhập vào địa phương từ những năm 1980, thời đó người dân sản xuất thủ công, nhỏ lẻ. Từ năm 2005 đến nay, các hộ dân đã mạnh dạn đầu tư máy móc sản xuất miến gạo, vừa tiết kiệm được công lao động vừa tăng năng suất và chất lượng. Năm 2012, UBND tỉnh công nhận làng nghề sản xuất miến Phú Thành. Ảnh: Việt Hùng
Sau khi được công nhận làng nghề, các hộ dân tiếp tục đầu đầu cơ sở hạ tầng, sắm mới nhiều máy móc hiện đại hơn; do đó chất lượng miến gạo làm ra ngày dẻo, dai và thơm ngon. Ảnh: Việt Hùng
 
Chị Nguyễn Thị Hương, một hộ làm miến cho biết, nghề này được bà con sản xuất quanh năm nhưng sản xuất nhiều nhất là vào những tháng gần Tết; bắt đầu từ tháng 11 dương lịch; mỗi hộ bình quân sản xuất từ 3 - 3,5 tạ gạo. Ảnh: Việt Hùng
Nguyên liệu làm miến phải là loại gạo khang dân; để sản xuất miến, người dân phải ngâm gạo trong nước, cho vào máy xay thành bột, sau khi xay xong ủ qua đêm rồi mới cho vào máy cán ra thành phẩm. Ảnh: Việt Hùng
 
Theo các hộ làm nghề, 100 kg gạo sẽ cho ra 70 - 80 kg miến; khi miến được cán sẽ phơi dưới nắng; khi nhiệt độ thấp bà con dùng quạt trần để hong sấy miến. Ảnh: Việt Hùng
 
Miến gạo sản xuất ra có 2 loại, gồm sợi thẳng và sợi gấp; hiện tại giá miến gạo là 14.000 - 15.000 đồng/kg; mỗi hộ sản xuất từ 3 -3, 5 tấn gạo cho thu nhập từ 350.000 -500.000 đồng. Ảnh: Việt Hùng
 
Toàn xã Quỳnh Hậu hiện có gần 100 hộ sản xuất miến với 20 -25 tấn miến/ngày, tạo việc làm cho hàng trăm lao động cómức thu nhập cao. Vào dịp Tết, sản phẩm làm ra đều tiêu thụ hết và có đơn đặt hàng từ những nhà buôn trong và ngoài huyện. Ảnh: Việt Hùng
 
 
Gần đây, trong hội chợ giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Nghệ An ở thành phố Vinh, sản phẩm miến Phú Thành được chọn tham gia và được khách hàng đánh giá cao về chất lượng. Với sự phát triển của làng nghề, mỗi năm tổng sản lượng miến sản xuất ra đạt 500 - 600 tấn, doanh thu hơn 6,5 tỷ đồng. Ảnh: Việt Hùng