* Đưa dự án điện hạt nhân trở thành biểu tượng hợp tác Việt - Nga

Ngày 13-11 (ngày 12-11 theo giờ địa phương), bên lề Hội nghị APEC 19, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh việc không ngừng củng cố và tăng cường quan hệ hữu nghị với Trung Quốc là chính sách nhất quán mang tầm chiến lược lâu dài của Việt Nam.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng khẳng định Trung Quốc hết sức coi trọng quan hệ với Việt Nam, sẵn sàng cùng Việt Nam thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước phát triển lên tầm cao mới.

770146_small_68090.jpg
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào.
Ảnh: Giản Thanh Sơn

Hai nhà lãnh đạo đã trao đổi về vấn đề biển Đông và nhất trí giải quyết thỏa đáng vấn đề biển Đông thông qua đàm phán hòa bình. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ trong quá trình giải quyết vấn đề biển Đông, hai bên cần tuân thủ những nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai nước, nghiêm túc thực hiện Thỏa thuận các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC). Hai nhà lãnh đạo thống nhất sẽ phối hợp và hợp tác chặt chẽ để Hội nghị APEC lần này đảm bảo lợi ích chính đáng của các nước đang phát triển trong tiến trình khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào mời Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sang thăm Trung Quốc vào thời điểm thích hợp. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhận lời và mời Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào, Phó chủ tịch nước Tập Cận Bình và các lãnh đạo khác của Trung Quốc thăm Việt Nam. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cảm ơn và cho biết lãnh đạo Trung Quốc sẽ sang thăm Việt Nam vào thời điểm thích hợp.

* Cũng trong ngày 13-11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có cuộc gặp với Tổng thống Nga Dmitry Medvedev. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng mối quan hệ đối tác chiến lược Việt - Nga phát triển rất tốt đẹp, tiềm năng hai bên còn rất lớn, các bộ ngành hai nước cần triển khai có hiệu quả những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao, tìm ra những biện pháp thiết thực để thúc đẩy mối quan hệ.

Chủ tịch nước đề nghị phía Nga đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án lớn tại Việt Nam, nhất là lĩnh vực năng lượng, kỹ thuật quân sự, và đặc biệt cần đưa dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 trở thành biểu tượng mẫu mực cho tình hữu nghị và hợp tác mới giữa hai nước. Tổng thống Dmitry Medvedev hoàn toàn nhất trí với các ý kiến này và bày tỏ mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hữu nghị truyền thống giữa hai nước và hai dân tộc.

Hai bên cũng trao đổi về các vấn đề quốc tế và khu vực cùng quan tâm, đánh giá cao vai trò của mỗi nước trong các tiến trình, cơ chế hợp tác ở khu vực.

Hướng tới tự do thương mại tại khu vực Thái Bình DươngSáng qua 13-11, cuộc họp cấp cao lần thứ hai của các thành viên Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã thông qua “Tuyên bố của các nhà lãnh đạo thành viên TPP”, trong đó khẳng định đàm phán đã đạt thỏa thuận về khung tổng thể của hiệp định. Tham dự cuộc họp có các nhà lãnh đạo 9 thành viên tham gia TPP, bao gồm Việt Nam, Úc, Brunei, Chile, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore và Hoa Kỳ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Barack Obama.Ảnh: Nguyễn KhangTổng thống Hoa Kỳ Barack Obama nói TPP sẽ giúp hạ thấp hàng rào thương mại, tăng xuất khẩu và tạo thêm nhiều việc làm cho người dân. Về phía Việt Nam, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ với quyết tâm đổi mới mạnh mẽ và hội nhập quốc tế sâu rộng, Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào tiến trình đàm phán, góp phần tăng cường tiềm năng hợp tác và tính đa dạng của liên kết TPP.Nhằm thúc đẩy tiến trình đàm phán hướng tới một hiệp định cân bằng, thật sự đáp ứng mục tiêu phát triển của tất cả các thành viên và bảo đảm giá trị bền vững lâu dài của liên kết kinh tế TPP, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đề nghị tiến trình đàm phán cần chú trọng thỏa đáng nguyên tắc “vì sự phát triển”, hợp tác nâng cao năng lực và quan tâm đầy đủ trình độ phát triển khác nhau cũng như tính đa dạng của các nước thành viên.Theo tuyên bố nêu trên, 9 thành viên TPP cam kết dành những nguồn lực cần thiết để cơ bản hoàn tất văn bản pháp lý của hiệp định TPP trong thời gian sớm nhất có thể. Đồng thời ghi nhận một số vấn đề nhạy cảm, khác biệt giữa các thành viên chưa được đàm phán và đã thống nhất phải cùng nhau tìm ra những cách thức phù hợp để giải quyết trong một gói cam kết tổng thể và cân bằng. Theo lịch trình, các đoàn đàm phán sẽ nhóm họp vào đầu tháng 12 tới để tiếp tục công việc đàm phán và sắp xếp lịch cho các phiên đàm phán tiếp theo trong năm 2012, nhằm hướng tới mục tiêu cuối cùng là tự do thương mại tại khu vực Thái Bình Dương.Cuộc họp đã hoan nghênh nguyện vọng của Nhật Bản và một số nước trong khu vực mong muốn tham gia tiến trình đàm phán.

Theo Tuổi trẻ