Các bác sĩ và các học giả cho biết cần phải giảm 30% lượng đường sử dụng trên toàn cầu để ngăn chặn một làn sóng bệnh tật và nguy cơ tử vong từ loại thực phẩm này. Bởi ngay cả sữa chua không chất béo cũng có thể chứa 5muỗng cà phê đường.
Simon Capewell, Giáo sư Dịch tễ học lâm sàng tại ĐH Liverpool cho biết: “Đường có thể coi là loại “thuốc lá mới”. Có mặt ở khắp mọi nơi, nước ngọt và đồ ăn vặt đang khiến cho các bậc phụ huynh và trẻ em không chút nghi ngờ về một ngành công nghiệp thực phẩm luôn đặt mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận chứ không phải là sức khỏe người tiêu dùng.
Béo phì đã tạo ra một gánh nặng lớn về bệnh tật và cái chết. Béo phì và bệnh tiểu đường đã tiêu tốn trên 5 tỷ Bảng Anh mỗi năm của Vương quốc Anh. Nếu không đặt ra những quy định, con số này này sẽ vượt quá 50 tỷ Bảng vào năm 2050.
Người Anh tiêu thụ 12 muỗng cà phê đường mỗi ngày và một số người lớn còn tiêu thụ rất nhiều đường với con số thống kê là 46 muỗng cà phê trong một ngày. Điều này cho thấy rằng người Anh tiêu thụ đường nhiều nhất trên thế giới. Lượng đường tối đa theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới(WHO)là 10 muỗng cà phê đường, mặc con số này có thể sẽ được giảm đi một nửa.
Các cơ quan của Liên Hợp Quốc nói rằng sẽ có những bằng chứng đầy thuyết phục về đồ uống có đường và sự liên quan giữa việc tiêu thụ đường với các bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Một nghiên cứu về đường gây ra sự ngạc nhiên rất lớn vì đường có trong rất nhiều loại thực phẩm, bao gồm cả các sản phẩm vốn được cho là thơm ngon và lành mạnh.
Các nhà khoa học cho biết các công ty thực phẩm có thể giảm lượng đường mà họ thêm vào các sản phẩm từ 20-30% trong vòng 3-5 năm. Điều này sẽ giảm 100 calo trong chế độ ăn uống phổ biến mỗi ngày của người dân. Từ đó, chúng ta có thể ngăn chặn hoặc thậm chí đảo ngược mức tăng nhanh của bệnh béo phì và bệnh tật liên quan đến đường.
GS. Graham MacGregor, Học viện Y tế dự phòng Wolfson ở London, cho biết: “Đã đến lúc chúng ta phải giải quyết đại dịch béo phì ở Anh và trên toàn thế giới. Chúng ta phải bắt đầu một kế hoạch chặt chẽ và logic để giảm dần lượng calo cho người tiêu thụ bằng cách từ từ ngăn chặn lượng đường thêm vào trong thực phẩm và nước giải khát. Đây là một kế hoạch đơn giản mà đưa sự bình đẳng cho ngành công nghiệp thực phẩm, và phải được thông qua bởi Sở Y tế để giảm số tiền rất lớn và hoàn toàn không cần thiết khi thêm đường vào thức ăn cho người tiêu dùng của ngành Công nghiệp Thực phẩm và Nước giải khát”.
TS. Aseem, Giám đốc khoa học của nhóm nghiên cứu, cho biết: “Việc tăng lượng đường trong thực phẩm không mang lại giá trị dinh dưỡng và cũng không gây cảm giác no. Ngoài việc là nguyên nhân chính gây béo phì, nhiều bằng chứng còn cho thấy tăng lượng đường cũng làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp2, hội chứng chuyển hóa và bệnh gan nhiễm mỡ. Đặc biệt, chúng tôi phải bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ mắc phải những căn bệnh này và các ngành công nghiệp thực phẩm cần phải ngay lập tức làm giảm lượng đường mà họ đang thêm vào, đặc biệt là các loại thực phẩm cho trẻ em, và dừng quảng cáo về đồ ăn nhanh và nước giải khát cho trẻ em”.
Tuy nhiên các nhà sản xuất đường đã bác bỏ tuyên bố của các chuyên gia y tế và không có sự đồng thuận với các bằng chứng khoa học. Các nhà sản xuất phản biện rằng nhiều nghiên cứu được thực hiện bởi các chuyên gia từ Hiệp hội Dinh dưỡng Anh, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu, và Viện Y học để điều tra tiềm năng liên kết giữa đường và bệnh tiểu đường, và cũng đã khẳng đinh rằng bệnh tiểu đường không phải là do ăn đường.
Barbara Gallani, một công ty Thực phẩm cũng đã từ chối trách nhiệm về bệnh béo phì. Họ cho biết ngành công nghiệp thực phẩm đã cung cấp thông tin rõ ràng về lượng đường cho người tiêu dùng bằng việc sử dụng số liệu và nhãn mã màu. Đường , hoặc bất kỳ chất dinh dưỡng nào khác được cho rằng có vấn đề đều không phải là là nguyên nhân duy nhất gây ra bệnh béo phì, vì thế cũng không thể có giải pháp đơn giản hoặc duy nhất.
GS. Shrinath Reddy, một chuyên gia tim mạch tại Trường Y tế công cộng Harvard, cho biết sẽ có những bằng chứng đầy thuyết phục về đồ uống có đường và sự liên quan giữa việc tiêu thụ đường với các bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.
Theo.dantri.com