Vào thời điểm cận tết, nhà nào cũng mua nhiều hương, nến để thắp trên bàn thờ tổ tiên. Vì thế các loại hương có mùi thơm đặc biệt, những cốc nến có hình thức bắt mắt đã được nhiều người tiêu dùng lựa chọn mà không hay biết loại hương, nến đó có chứa hóa chất độc hại.
 
images911194_ts_2280_1_ptrq.jpg.jpg

Hương càng thơm càng tẩm nhiều hóa chất 

 Những ngày này, thị trường hương tết khá sôi động. Các chủ bán hàng luôn giới thiệu cho khách hàng các hương mới có mùi thơm của hoa hồng, hoa quế, hoa nhài... và đặc biệt mùi thơm lưu lại rất lâu. Rồi có loại hương đốt xong có tàn trắng xóa, tàn cuốn lại rất đẹp mắt. Nhất là những gia đình kinh doanh buôn bán quan niệm rằng, hương đốt xong phải có mùi thơm đặc biệt và tàn phải cuốn mới đẹp, mới có lộc, nên càng chuộng loại hương này.

Tuy nhiên, mới đây theo cảnh báo của các nhà khoa học, các loại hương có hương thơm đặc biệt đó được xịt một loại hóa chất tạo mùi không rõ nguồn gốc xuất xứ. Các loại hóa chất này ở dạng lỏng, đựng trong can nhựa trắng, có mùi thơm của các loại hoa, được bày bán công khai tại phố hàng Hòm (Hà Nội) với giá 20.000 đồng/lít. Các cơ sở sản xuất hương chỉ cần dùng 1 lít hóa chất có thể xịt cho 10.000 cây hương. 
 
Theo các nhà khoa học, hóa chất tạo mùi giá rẻ tẩm vào hương khi đốt người ngửi vào sẽ thấy khó thở, buồn nôn, đầu óc quay cuồng, ngửi thường xuyên sẽ gây nhiễm độc gan, phổi. Với loại nhang có tàn trắng như tuyết, thực ra được làm bằng bột đá vôi (CaCO3) trộn với mùn cưa. Trong đá vôi thường có chứa các kim loại nặng như chì, thuỷ ngân... cadmi... sẽ gây rối loạn hệ hô hấp, suy gan, thận... nên rất nguy hiểm tới sức khỏe. Chính vì hương tẩm hóa chất và sử dụng đá vôi có nhiễm chất độc nên nhiều người ngửi phải khói hương hay bị dị ứng, đặc biệt  khi đi đền, chùa thường có biểu hiện chảy nước mắt, ho sặc sụa... Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe, người dân nên chọn loại hương thảo mộc làm từ các loại gỗ, rễ, lá cây khi đốt ít khói, có mùi thơm tự nhiên thanh nhẹ.  
 
Nến cốc cũng có chất độc
 
Hiện trên thị trường bày bán rất nhiều loại nến cốc (nến mềm như thạch, đựng trong cốc nhỏ) với đủ hình dáng, kiểu mẫu bắt mắt. Người tiêu dùng thích chọn loại nến này vì tiện sử dụng, không cần dùng đế, không sợ chảy ra ngoài, không lo bỏng... Nhưng thực tế, nến cốc tiềm ẩn nguy cơ có hại cho sức khỏe.
Theo phân tích của thạc sĩ Nguyễn Hồng Nhung (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN), nến cốc loại mềm như thạch có 70-98% dầu parafin, 2-30% caosu tổng hợp thông dụng nhất là SEBS. Trong phân tử của SEBS chỉ có các nguyên tử hydro và cácbon nên khi cháy sẽ sinh ra CO2, H20. Tuy nhiên, cũng giống như dầu parafin, khi SEBS cháy không hoàn toàn, có thể tạo ra cácbon mônôxít (CO) và muội than sẽ ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu người hít phải và gây kích thích da, mắt...
 
Bấc của nến cốc thường được sử dụng lõi chì vì giá rẻ giữ bấc đứng, lửa cháy đều, không tắt. Khi nến cháy, chì sẽ phát tán vào không khí dưới dạng muội. Người dùng hít nhiều khói nến sẽ bị nhiễm độc chì dẫn đến tích tụ chất độc trong người, gây chảy máu chân răng, đen chân răng, viêm lợi, ảnh hưởng đến cả đường ruột, gây viêm ruột, rối loạn tiêu hoá.
 
Các chuyên gia khuyến cáo, cần kiểm tra kỹ phần bấc khi mua nến. Tốt nhất là mua nến có bấc cotton (không lõi) hoặc bấc lõi giấy. Không nên để bấc nến quá dài, chỉ để bấc chừng
Theo Lao động