Bản Đống Trên của xã Tây Sơn (huyện Kỳ Sơn) nằm trên dãy Pu Lon có độ cao 1.700 mét so với mực nước biển. Đây được xem là bản cao nhất ở khu vực Bắc Trung Bộ, quanh năm sương mù bao phủ. Ảnh: Đào Thọ Với phần lớn là hộ nghèo và cận nghèo, cuộc sống còn nhiều khó khăn nên với những đứa trẻ người Mông nơi đây thú vui hàng ngày của chúng là nuôi gà lai rừng. Ảnh: Đào Thọ Hầu hết những chú gà này đều được bẫy từ rừng đem về thuần hóa rồi cho lai với gà nhà. Ảnh: Đào Thọ Những đứa trẻ ở Đống Trên hễ có thời gian rảnh lại ôm gà vào lòng để cưng nựng và chăm sóc. Ảnh: Đào Thọ Khi phải đến trường, gà lại được buộc vào bên hiên nhà và cho ăn uống đầy đủ. Với người Mông nơi đây, gà không chỉ là con vật quý mà còn là đồng hồ báo thức đáng tin cậy. Ảnh: Đào Thọ Gà thường được trẻ em mang theo bên mình như một thú cưng không thể tách rời. Ảnh: Đào Thọ Mỗi lúc tìm được "đối thủ", đám trẻ lại mang gà đi "tỉ thí". Ảnh: Đào Thọ Những cuộc chọi gà mang đến niềm vui, tiếng cười, làm vơi đi sự thiếu thốn trong đời sống của những đứa trẻ vùng cao trên dãy Pu Lon. Ảnh: Đào Thọ