bna_19350180_2362020.jpgGiếng đá độc đáo này nằm giữa làng Vũ Kỳ, xã Đồng Thành (Yên Thành) được người dân địa phương xây dựng vào năm 1938. Ảnh: Huy Thư
Theo các cụ cao tuổi trong làng, giếng được làm bằng đá đưa từ lèn Vũ Kỳ về. Tùy vào mục đích sử dụng (ghép thành hay lát nền) mà đá được cắt gọt theo các kích thước khác nhau. Ngày đó làng Vũ Kỳ có 2 xóm (xóm trong và xóm ngoài), mỗi xóm đảm trách xây dựng một nửa giếng. Bên trong giếng, từ dưới đáy lên ngang mặt đất được ghép bởi vô số những viên đá núi. Ngày trước, giếng đá Vũ Kỳ là nguồn nước trong mát cung cấp nước sinh hoạt cho cả làng. Nay, người dân quanh vùng đều dùng giếng khoan, nên giếng làng đã trở thành di tích. Ảnh: Huy Thư
.
Giếng đá Vũ Kỳ được ghép bởi 21 viên đá, mỗi viên có chiều cao  0,7m, rộng hơn 0,2m, dài từ 0,4 - 0,6m. Phía ngoài các viên đá được kẻ rãnh cả trên, dưới và được ghép khít với nhau tạo thành miệng giếng. Theo thời gian, một số chỗ ghép đã tách ra có thể bỏ lọt 1 ngón tay.  Ảnh: Huy Thư
Giếng có 2 cửa mở ở 2 hướng. Mỗi cửa được giới hạn bởi 2 hòn đá có hình dáng như cái chuông úp được tạc rãnh khéo léo. Trước đây, khi nước giếng làng còn được sử dụng, người dân trong làng đi múc nước, ai ở xóm nào thì đi theo cửa đó. Ảnh: Huy Thư
Mặt trong của thành giếng, ở phía Đông có khắc 2 dòng chữ Hán ghi năm làm giếng. Ngoài thành giếng có trang trí 3 khuông hình, hình giữa khắc số 1938 khá lớn. Bên cạnh giếng, trên 2 bức tường ngăn cách với vườn nhà dân có ghi các năm tôn tạo giếng (1961, 2005). Ảnh: Huy Thư
.
Cách giếng đá Vũ Kỳ về phía Tây khoảng 300m là vườn lim cổ thụ đã 176 tuổi, do cụ Lương Đích một người dân trong vùng trồng năm 1844. Tại vườn lim này, những năm kháng chiến chống Mỹ, bộ đội ta đã xây dựng "hầm chỉ huy tên lưả̀" cùng với trận địa phòng không và 1 hệ thống hầm hào bao quanh. Hồi đó, các chuyên gia Liên Xô, Trung Quốc... đã từng về đây làm việc. Hiện vẫn còn dấu tích hầm chỉ huy tên lửa ngay trước sân đền. Ảnh: Huy Thư
Giữa vườn lim cổ thụ là ngôi đền Đức Ông được người dân địa phương xây dựng từ xa xưa để thờ bản cảnh Thành hoàng. Sau nhiều năm chỉ còn dấu tích, đền mới được khôi phục lại. Ảnh: Huy Thư
Vườn lim cổ thụ có nhiều cây lim lớn, nhỏ khác nhau, trong đó, cây lớn nhất có chu vi thân cây là 2,6m. Theo ông Phan Đăng (60 tuổi) thủ từ đền Đức Ông, vườn lim này được người dân thay nhau gìn giữ, bảo vệ, coi như báu vật của làng. Ảnh: Huy Thư
Đứng ở vườn lim có thể nhìn thấy một vùng rộng lớn ruộng đồng, làng xóm bao quanh, đặc biệt là nhìn thấy lèn Vũ Kỳ nơi có chùa Hang cổ kính. Từ bao đời nay, giếng đá cùng với vườn lim cổ thụ, đền Đức Ông đã trở thành những di tích quan trọng của người dân làng Vũ Kỳ. Ảnh: Huy Thư