Đền 9 gian (tên chữ gọi là "Cửu linh từ") thuộc Mường-Tôn cũ (mường gốc), nay là xã Châu-Kim, huyện Quế-Phong, tỉnh Nghệ-An.
Tuy nhiên cũng có ý kiến lại cho rằng, con số 9 thuộc về tâm linh mang ý nghĩa dương sinh, nên người Thái ở miền Tây Nghệ An mới xây dựng đền đúng 9 gian: ý kiến này dựa trên cơ sở số lượng lễ vật được thờ trong mỗi dịp thờ cúng ở mỗi gian đền, như: mỗi mường, khi mang lễ vật đến cúng đền, ngoài một con trâu đen (riêng Mường-Tôn thờ con trâu trắng) còn phải có 9 con lợn, 90 con gà nhỏ, 90 cặp cá khô và một chum rượu cần với 9 cặp cần trúc….trong mỗi gian, người ta kê sập thành 4 bậc từ thấp lên cao, bậc dưới cùng đặt 9 phần cá (mỗi phần 10 con), bậc thứ 2 sắp 9 phần gà (mỗi phần 10 con), bậc thứ 3 đóng 9 cỗ thịt lợn. Sang ngày thứ hai mới mổ trâu, thịt trâu được bày trên bậc thứ 4, tức là cao nhất. Chính giữa gian là một chum rượu cần, có cắm 9 đôi cần trúc….(theo Tạp chí dân tộc học số tháng 3-2001)…!
Như vậy, chúng ta gặp con số 9 trong tất cả các thứ lễ vật cúng thờ truyền thống ở đền 9 gian và những cách hiểu khác nhau về tên gọi của đền qua con số 9 thiêng liêng! Nhưng dẫu sao thì đền 9 gian vẫn là ngọn lửa thiêng, đã trải ngót 600 năm lịch sử sưởi ấm tâm hồn người Thái, là nơi quy tụ tâm thức cộng đồng với vẻ đẹp của văn hoá tâm linh, văn hoá nghệ thuật và những phong tục, tập quán cổ truyền rất đặc biệt. Đến với lễ hội đền 9 gian là trở về với cội nguồn của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An, vừa để tho? mãn nhu cầu của đời sống văn hoá tâm linh, vừa thoả mãn những nhu cầu cảm xúc thẩm mỹ của cả "Lễ" và "Hội", qua đó mọi giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc Thái ở miền Tây Nghệ An được thể hiện, được bảo lưu đầy đủ nhất và được phát triển lên mãi!