Thống kê suốt 90 phút cho thấy, dù chúng ta chỉ kiểm soát bóng 31,8%, nhưng ĐT Việt Nam có đến 41,0% tỷ lệ tranh chấp thành công, 4/16 cú dứt điểm trúng đích khi đối thủ là 6/11. Quế Ngọc Hải và hàng thủ Việt Nam sở hữu 11 pha tắc bóng, tỷ lệ thành công đến 90.9% và tỷ lệ chuyền bóng chính xác của chúng ta là 70,0%, không quá lép vế so với đối thủ (86.2%).
Đã có nhiều thời điểm, hàng thủ Nhật Bản bị bối rối nhưng thực sự may mắn và đẳng cấp đã giúp Nhật Bản xứng đáng giành vé vào bán kết. Khép lại Asian Cup 2019, thầy trò HLV Park thực sự đã nâng tầm bóng đá Việt Nam và trận đấu này thực sự là đỉnh cao của bóng đá nước nhà.
Còn Nguyễn Công Phượng, anh thực hiện thành công 12 trên tổng số 13 đường chuyền, đạt tỷ lệ chính xác 92,3 %, cao nhất đội hình đoàn quân áo đỏ. Anh cũng vượt trội các đồng đội với 5 đường “key passes” (tạm dịch: đường chuyền quyết định có thể dẫn tới bàn thắng). Trong khi tổng cộng đội hình ĐT Việt Nam chỉ có 7 đường “key passes”.
Ngoài tình huống đưa bóng vào lưới nhưng bị thổi phạt việt vị ở phút 16, Công Phượng có 3 lần dứt điểm ở trận này, nhiều nhất trong đội hình Việt Nam. Anh cũng có nhiều pha đi bóng, xâm nhập khiến hàng thủ Nhật Bản nhiều lần bị lung lay.
Mặc dù không ghi bàn trong trận đấu gặp Nhật Bản nhưng Công Phượng vẫn có thể tạm hài lòng. Tiền đạo xứ Nghệ khép lại Asian Cup 2019 với 2 bàn thắng và là cây săn bàn tốt nhất của tuyển Việt Nam trên hành trình vào tứ kết.
Màn trình diễn của Công Phượng trận gặp Nhật Bản. Video: Tổng hợp |
Màn trình diễn xuất chúng của Đặng Văn Lâm trước Nhật Bản