Câu hỏi 1:Cách ly F1 trong tình hình mới?
Hiện tại rất nhiều
Hiện nay, F0 là trẻ em được chữa tại nhà, bố mẹ là F1 thực hiện cách ly như Văn bản 762/BYT- DP, ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế. Theo đó, quy định về việc cách ly y tế đối với ca bệnh Covid-19 và trường hợp tiếp xúc gần như sau:
- Thực hiện cách ly tại nhà 05 ngày đối với các đối tượng: đã tiêm đủ 02 mũi vắc xin (mũi cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày) và bệnh nhân Covid đã khỏi bệnh trong vòng 03 tháng tính từ thời điểm phát sinh F1); ngày thứ 5 có kết quả PCR âm tính; tự theo dõi sức khỏe và tuân thủ 5K trong 05 ngày tiếp theo.
- Thực hiện cách ly tại nhà 07 ngày đối với các đối tượng: chưa tiêm đủ 02 mũi vắc xin (hoặc tiêm 2 mũi, mũi cuối cùng chưa đủ 14 ngày) ngày thứ 7 có kết quả PCR âm tính; tự theo dõi sức khỏe và tuân thủ 5K trong 03 ngày tiếp theo.
Câu hỏi 2: Cách ly F0
Sau thời gian chữa trị, người lao động đã xét nghiệm có kết quả âm tính nhưng chính quyền địa phương vẫn chưa cho đi làm. Cónơi quyđịnhsau 7 ngày xét nghiệm âm tính mớiđược đi làm, cónơi quy định 10 ngàyxét nghiệm âm tính mớiđược đi làm, cónơi quy định 10 ngày xét nghiệm âm tính sẽ theo dõi thêm 4 ngày tại nhà nữa... Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến nhân lực làm việc tại doanh nghiệp (hiện tại DN chỉ được 50 – 60% công nhân đi làm).
Mục 7, Quyết định 250/QĐ-BYT, ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Y tế quy định:
Tiêu chuẩn dỡ bỏ cách ly với người quản lý, chăm sóc tại nhà
+ Đối với người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ đủ điều kiện cách ly, điều trị tại nhà theo quy định sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:
+ Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính vi rút SARS-CoV-2 do NVYT thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của NVYT bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.
+ Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin theo quy định; và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vắc xin theo quy định.
+ Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.
Tiêu chuẩn xuất viện đối với người bệnh COVID-19 nằm điều trị các các cơ sở thu dung, điều trị
- Thời gian cách ly, điều trị tại các cơ sở thu dung, điều trị ít nhất là 5 ngày, các triệu chứng lâm sàng đỡ, giảm nhiều, hết sốt (không dùng thuốc hạ sốt) trước ngày ra viện từ 3 ngày trở lên và:
+ Có kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR âm tính với SARS-CoV-2 hoặc nồng độ vi rút thấp (Ct ≥ 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính với vi rút SARS-CoV-2, người bệnh được ra viện.
+ Nếu kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Real-time RT-PCR dương tính với SARS-CoV-2 với nồng độ vi rút cao (Ct < 30, bất kỳ gen đặc hiệu nào) hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên còn dương tính với vi rút SARS-CoV-2 thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày (không nhất thiết phải làm lại xét nghiệm).
- Người bệnh sau khi ra viện tự theo dõi sức khỏe tại nhà trong 7 ngày. Đo thân nhiệt 2 lần/ngày. Nếu thân nhiệt cao hơn 38ºC ở hai lần đo liên tiếp hoặc có bất kỳ dấu hiệu lâm sàng bất thường nào thì cần báo cho y tế cơ sở để thăm khám và xử trí kịp thời. Tuân thủ thông điệp 5K.
Câu hỏi 3: F0 đi làm
F0mức độ nhẹ (không triệu chứng)cóđược phép đi làm 3 tại chỗở khu vực cách ly riêng biệt dodoanh nghiệp bố trí thực hiện không?
- Về nguyên tắc và theo quy định, F0 là bệnh nhân, không thể bố trí đi làm.
- Trong trường hợp doanh nghiệp bố trí đi làm và đã có sự thỏa thuận linh hoạt với người lao động thì hai bên tự chịu trách nhiệm về những hậu quả phát sinh.
Câu hỏi 4: F1 đi làm
Hiện tại hầu hết người lao động đều là F1. VậyF1 phải cách ly hay được đi làm?
Trong Văn bản 762/BYT-DP, ngày 21/02/2022 của Bộ Y tế quy định: Doanh nghiệp xây dựng bố trí F1 đi làm cần xây dựng phương án phòng dịch thích ứng với tình hình thực tế và đảm bảo phòng dịch. Hiện tại, Sở Y tế cần phải bám sát các Văn bản của Bộ Y tế để hướng dẫn, không thể làm trái quy định.
Tuy nhiên, Sở Y tế tiếp thu các ý kiến của doanh nghiệp và sẽ đề xuất Bộ Y tế thay đổi các chính sách phù hợp, thích ứng với giai đoạn hiện nay.
Câu hỏi 5: F0 ngoại tỉnh
Đối vớiF0 là lao độngngoại tỉnh, có đăng ký tạm trú, thì đơn vị nào ra quyếtđịnhcách ly? cấp giấy xác nhận hoàn thành cách ly?
Đối với F0 là lao động ngoại tỉnh, có đăng ký tạm trú, quyết định cách ly, xác nhận hoàn thành cách ly do cơ quan y tế nơi đăng ký tạm trú cấp. Phát hiện đơn vị nào làm sai, cần gọi điện vào đường dây nóng của Sở Y tế để phản ánh.
Câu hỏi 6: Chứng nhận nghỉ việc của F0
Các trạm y tế không có có mẫu chứng nhận nghỉ việc của F0 hưởng chế độ BHXH cho các F0 điều trị tại nhà, do vậy không làm được thủ tục để giải quyết chế độ cho F0.
Trả lời:Công đoàn KKT Đông Nam Nghệ An đã kiến nghị BHXH tỉnh, Sở Y tế Nghệ An hướng dẫn chỉ đạo các cơ sở y tế thực hiện, cung cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng lương BHXH cho các đối tượng F0 có cách ly điều trịđúng quy định.
- Bảo hiểm xã hội tỉnh sẽ có văn bản hướng dẫn.
- Sở Y tế có trách nhiệm triển khai đến các Trạm y tế cơ sở.
Câu hỏi 7: Quy định phun khử khuẩn tại doanh nghiệp
Hiện nay, vấn đề phun khử khuẩn tại doanh nghiệp được quy định cụ thể như thế nào?
Trả lời:
Căn cứ Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 về việc hướng dẫn “phòng chống và đánh giá nguy cơ lẫy nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động” và phương án phòng dịch của doanh nghiệp trong từng giai đoạn thực tế tại doanh nghiệp.
Đề nghị các doanh nghiệp xây dựng phương án phòng chống dịch phù hợp diễn biến dịch của từng giai đoạn, phù hợp, đáp ứng yêu cầu pháp luật và bảo đảm linh hoạt.