(Baonghean.vn) –Vì công trình thủy điện Bản Vẽ, nhiều người dân huyện Tương Dương đã tự nguyện nhường đất đai ruộng vườn chuyển về sống ở Khu tái định cư huyện Thanh Chương. Đã 6 năm trôi qua song cuộc sống của hầu hết người dân vẫn gặp nhiều khó khăn trên quê hương mới…

Ở Thanh Sơn, khi về tái định cư, mỗi hộ dân được chia đất đồi để trồng sắn, tràm, chè, tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau như thổ nhưỡng không tốt, người dân chưa quen phương thức sản xuất mới, tình trạng xâm chiếm đất lẫn nhau chưa được giải quyết dứt điểm… nên đất vẫn bị bỏ hoang nhiều.

785026_small_85466.jpg

Một góc xã Thanh Sơn

Trên vùng đất mới, khi người dân chưa kịp mừng vì được mùa sắn thì lại buồn vì sắn không được giá, chỉ 1.100 đồng/ kg; keo lá tràm thì mới trồng; chè do không chăm sóc đúng kỹ thuật đã chết trụi nên nguồn thu của người dân không đáng là bao. Nhiều người ngồi chờ keo lá tràm lớn để thu hoạch,… Hiện tỷ lệ hộ nghèo ở Thanh Sơn lên tới 86%, với 912 hộ.



Được mùa sắn, mất mùa giá

Với tư duy mạnh ai nấy làm, có nhiều hộ khi về tái định cư trước đã chiếm đất của người về sau; thâm chí chiếm dụng luôn phần đất của UBND xã quản lý để sản xuất, kinh doanh.

Do tình trạng lấn chiếm đất sản xuất kéo dài chưa được giải quyết nên dẫn đến nhiều người khi về định cư được một thời gian lại bỏ về quê cũ vùng lòng hồ Bản Vẽ. Xã Thanh Sơn đã có khoảng 40 hộ quay ngược lên Tương Dương để sinh sống.



Nhà ông Lương Văn Hào, bản Xốp Lầm đã cửa đóng then cài từ 4 tháng nay

Cuộc sống nơi vùng đất mới đang còn nhiều khó khăn, vất vả: Hệ thống dẫn nước sạch đã hư hỏng gần hết, người dân buộc phải đào giếng khơi, giếng khoan. Nhưng nước nhiều khi cũng hiếm hoi, không đủ dùng… Nhà xây theo kiểu nhà sàn đang xuống cấp trông thấy.



Chờ nước về bản



Nhà cửa tường rạn nứt

Để đồng bào có thể “an cư, lạc nghiệp” thì hãy còn nhiều gian nan, cần nhiều nỗ lực, sự giúp đỡ hơn nữa của các ngành các cấp.


Thành Chung