Thịt có thể cũng bị nhiễm bẩn do bị nhiễm vi khuẩn hoặc virus, mà mắt thường không thể nhìn thấy, hoặc chỉ biểu hiện triệu chứng khi bạn đã ăn vào như dạ dày khó chịu, buồn nôn, nôn và tiêu chảy sau khi ăn.
Những tác nhân gây ngộ độc khi ăn phải thịt nhiễm bẩn
Có nhiều nguyên nhân gây nhiễm khuẩn cho thịt, dẫn đến ngộ độc thực phẩm, trong đó phổ biến là thịt bị nhiễm khuẩn những loại sau:
- Vi khuẩn thương hàn
- Virus Norovirus hay Norwalk
- Vi khuẩn Campylobacter
- Vi khuẩn E. Coli
- Vi khuẩn Listeria
- Vi khuẩn gây ngộ độc thịt
Thật không may, cách chắc chắn nhất để biết thịt đã bị hỏng bởi một trong những tác nhân gây bệnh nói trên là thông qua việc thu hồi hoặc phân tích tìm các chất hóa học hoặc các vi khuẩn, vi rút. Nghĩa là phải được xét nghiệm trong các phòng thí nghiệm.
3 cách nhận biết thịt bị nhiễm bẩn
Đôi khi, bạn không biết rõ có vấn đề gì với thịt, nhưng bạn nghi ngờ nó không phù hợp để sử dụng. Hãy sử dụng tài phán đoán tốt nhất của bạn và nếu nghi ngờ, hãy vứt miếng thịt đó đi; đừng băn khoăn hay tiếc tiền mà giữ lại, bạn có thể phải chịu hậu quả không đáng.
- Bước 1: Quan sát bên ngoài
Quan sát để phát hiện màu sắc bất thường của thịt. Thịt tươi thường có màu đỏ hoặc hồng, mềm mại, ấn có độ đàn hồi. Nếu thịt không còn màu hồng tự nhiên hoặc chuyển sang màu xám, đen, nâu, hoặc xanh, thì chắc chắn thịt này đã bị nhiễm bẩn bởi sự xâm nhập của sự lên men, mốc, hoặc vi khuẩn.
Thịt đông lạnh hoặc biến tính protein - tuy không gây nguy hại cho sức khỏe nhưng có thể khiến mất vị ngon của thịt- cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến thịt bị nhiễm bẩn nhanh hơn khi để ra môi trường bên ngoài.
- Bước 2: Ngửi
Thịt tốt sẽ có mùi tự nhiên của thịt. Mùi thối rữa hoặc mùi sulfuric là một dấu hiệu chứng tỏ thịt bị nhiễm độc, không còn an toàn nữa.
- Bước 3: Quan sát chất nhớt
Các đốm mốc có thể nhìn thấy bằng mắt thường là một dấu hiệu của sự nhiễm bẩn thịt, và thường là những đốm màu trắng, xám hoặc màu xanh. Cùng với những đốm mốc này, có thể có một lớp nhớt phủ lên bề mặt miếng thịt bị nhiễm bẩn. Nếu bạn có thể nhìn, sờ thấy lớp màng nhớt này, thì đó là một dấu hiệu chắn chắn rằng thịt đã hỏng, phải bỏ đi.
Cách bảo quản thịt tốt hơn:
Nếu bạn giữ thịt trong môi trường thông thường, nên nấu nướng và sử dụng ngay trong ngày. Trước khi chế biến, nên rửa sạch thịt, để nơi thoáng mát, có đậy hoặc bao gói cẩn thận.
Hầu hết thịt tươi có thể giữ trong khoảng 4 ngày khi bảo quản trong tủ lạnh ở ngăn mát với nhiệt độ 4 0C hoặc thấp hơn, nhưng thời gian này còn tùy thuộc vào loại thịt và loại bao bì. Khi bảo quản thịt tươi trong tủ lạnh, nên rửa sạch miếng thịt, dùng bao gói kín hoặc để trong hộp kín sẽ giúp thịt bảo quản được tốt hơn.
Để đạt chất lượng và hương vị tốt nhất khi làm đông thịt, hãy bảo quản trong trong tủ đông lạnh không quá 6 tháng ở nhiệt độ 0 0C. Bao bọc thịt cẩn thận trong giấy đông lạnh, hoặc giữ bao bì ban đầu cho đến khi bạn thay lớp bọc mới an toàn. Nếu bạn dự định làm đông thịt để bảo quản dài hơn 2 tháng, bọc thêm một lớp giấy kim loại dày hoặc giấy đông lạnh hoặc đặt trong các hộp chuyên dụng của ngăn đá.
Nếu bạn phát hiện thấy thịt bị nhiễm bẩn, hãy vứt nó vào thùng rác như cách bạn làm với thức ăn thừa, không được giữ lại thịt đã hỏng trừ khi bạn muốn thu hút hết tất cả các loại vi sinh vật, giòi, và vi khuẩn. Cũng tránh việc xử lí rác thải ngay trong bồn rửa vì chất béo, xương và mô liên kết có thể gây tắc nghẽn đường ống và hệ thống thoát nước.