Không ít thí sinh đổ xô đăng ký vào một số ngành học được cho là thời thượng, dễ tìm việc, thu nhập cao trong thời điểm hiện nay. Nhưng liệu những ngành đó có dễ tìm việc trong năm, mười năm tới?

 

773069_small_71351.jpg


Dự báo nhân lực qua đào tạo ngành ngân hàng - (Nguồn: tổng hợp kết quả dự báo từ quy hoạch phát triển nhân lực ngành ngân hàng giai đoạn 2011-2020 của Ngân hàng Nhà nước)

Theo dự báo của Viện Chiến lược phát triển, Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế - xã hội quốc gia, Bộ Kế hoạch - đầu tư, đến năm 2020 tổng nhu cầu nhân lực sẽ tăng hơn 12 triệu người so với năm 2011. Nhu cầu lớn nhất thuộc về khối ngành công nghiệp - xây dựng với hơn 8 triệu người, khối ngành dịch vụ tăng thêm hơn 3 triệu người. Riêng khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ tăng ít nhất với khoảng 800.000 người. Đáng chú ý, nguồn nhân lực mà nền kinh tế cần chủ yếu là nhân lực đã qua đào tạo.

Khác biệt ngành thủy sản

Theo dự báo của các chuyên gia và các cơ quan chức năng, trong giai đoạn 2011-2020, tỉ trọng nhân lực khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp trong tổng nguồn lao động xã hội có xu hướng giảm nhanh. So với các khối ngành khác, đến năm 2020 tỉ lệ lao động của khối ngành này giảm gần 10% so với năm 2011. Tuy nhiên, số lượng lao động tuyệt đối vẫn chưa giảm đáng kể, thậm chí còn tăng chút ít. Dự báo số lao động qua đào tạo các loại của khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp sẽ đạt khoảng 27% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020, tương ứng với khoảng 7  triệu và 13 triệu người.

Tuy nhiên trong nhóm ngành này, thủy sản lại có sự khác biệt. Trong khi nhóm ngành nông, lâm nghiệp cũng như cả khối này tỉ lệ lao động qua đào tạo không cao thì nhu cầu lao động qua đào tạo của ngành thủy sản vào năm 2020 sẽ lên đến 68%, chủ yếu là đào tạo nghề. Bên cạnh đó, nhu cầu nhân lực của ngành thủy sản cũng có tỉ lệ tăng nhiều nhất trong khối nông, lâm, ngư nghiệp.

Dự báo đến năm 2020, tổng lao động đã qua đào tạo của riêng ngành thủy sản cần đến 1,7 triệu người. Tốc độ tăng nhu cầu lao động của nhóm ngành thủy sản cũng vượt trội so với các ngành khác cùng nhóm ngành, đặc biệt là trong giai đoạn từ nay đến năm 2014. Trong khi tốc độ tăng nhu cầu lao động hằng năm của cả nhóm ngành này luôn ở mức dưới 0,5% thì nhóm ngành thủy sản tăng từ 2,21-3,8%. Điều này dẫn đến việc nhu cầu lao động của ngành thủy sản cũng tăng lên hơn 2,4 triệu người so với 1,9 triệu của năm 2011.

Ngành xây dựng tăng mạnh

Tổng số lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng được dự báo là gần 15 triệu người vào năm 2015 và tăng lên đến gần 20 triệu vào năm 2020. Trong đó, riêng lực lượng lao động đã qua đào tạo lần lượt sẽ là 11 và 16 triệu người. Trong số lao động được đào tạo, phần lớn vẫn là đào tạo nghề với tỉ lệ 82-85%, trong khi đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học và sau đại học có tỉ lệ giảm dần từ 17,9% còn 14,2%. Theo dự báo, tỉ lệ lao động được đào tạo bậc đại học chiếm khoảng 6,2%, trong khi đào tạo trung cấp chiếm 5,9% lực lượng lao động trong khối ngành công nghiệp - xây dựng.

Trong khối ngành công nghiệp - xây dựng, nhu cầu lao động tăng nhiều nhất phải kể đến nhóm ngành công nghiệp chế biến. Theo thống kê, nhu cầu nhân lực của nhóm ngành này khoảng 7,5 triệu người. Tuy nhiên, đến năm 2015 ngành này sẽ cần đến hơn 9 triệu lao động và đến năm 2020 cần đến hơn 11 triệu người. Nhưng nếu xét về tốc độ tăng nhu cầu nhân lực thì phải kể đến ngành xây dựng. Đây là lĩnh vực được dự báo có tốc độ tăng lao động cao nhất khi quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa diễn ra ngày một nhanh hơn. Theo tính toán, nhân lực ngành xây dựng đến năm 2015 sẽ là 5 triệu người, tăng gần 2 triệu người so với năm 2010. Đến thời điểm đó, tổng số nhân lực qua đào tạo ngành xây dựng xấp xỉ 3 triệu người, đến năm 2020 con số này là 5 triệu người. Theo dự báo, từ nay đến năm 2020, nhu cầu nhân lực ngành xây dựng mỗi năm tăng thêm 400.000-500.000 người.

Ngược lại, các ngành thuộc nhóm công nghiệp khai thác và sản xuất, phân phối điện, khí đốt và nước có xu hướng tăng chậm, thậm chí giảm nhu cầu nhân lực. Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp khai thác sẽ giảm đều nhu cầu nhân lực từ nay đến năm 2020, mỗi năm giảm khoảng 100.000 người.

Dịch vụ cần lao động bậc cao

Cùng với khối ngành công nghiệp - xây dựng, nhân lực khối ngành dịch vụ như khách sạn nhà hàng, sửa chữa động cơ, vận tải, thông tin liên lạc, tài chính, tín dụng, hoạt động khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo... được dự báo sẽ tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Theo tính toán, nhân lực khối ngành này đến năm 2015 là 15 triệu người, tăng gần 2 triệu so với năm 2010, và đến năm 2020 tăng lên gần 17 triệu người, chiếm khoảng 27% tổng lao động trong nền kinh tế quốc dân.

Đáng chú ý là số nhân lực qua đào tạo của khối ngành dịch vụ được đòi hỏi cao hơn hẳn so với các khối ngành khác. Dự báo đến năm 2015, số lao động khối ngành dịch vụ đã qua đào tạo khoảng 12 triệu người, chiếm đến 80% lực lượng lao động. Và con số này của năm 2020 là gần 15 triệu người, tương ứng với 87%.

Trong các bậc đào tạo, khối ngành dịch vụ cũng có đặc trưng khác các khối ngành khác với việc yêu cầu trình độ đào tạo khá cao. Trong khi các ngành khác cần một lượng lớn


Theo Tuổi trẻ