bna_thanhchuong1755928_942019.jpgMột khu dân cư ở Thanh Chương. Ảnh: Trần Đình Hà
Theo thống kê, toàn huyện Thanh Chương hiện có 506 xóm, sau sáp nhập sẽ chỉ còn 233 xóm, giảm được 273 xóm. Ngoài lợi ích về phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với sự đổi mới, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong quản lý hành chính, phát triển sản xuất, việc sáp nhập xóm cũng sẽ trực tiếp giảm gánh nặng cho ngân sách.

Hiện tại một xóm đang có trung bình 10,3 lượt người (vì có thể kiêm nhiệm) hưởng phụ cấp từ ngân sách với bình quân hơn 7 triệu đồng/tháng, chưa kể nguồn hỗ trợ hoạt động cho Ban công tác Mặt trận trung bình mỗi xóm 5 triệu đồng/năm (những xóm thuộc xã khó khăn là 6 triệu đồng/năm).

Như vậy, với việc giảm 273 xóm sau sáp nhập huyện Thanh Chương sẽ  giảm được hơn 24 tỷ đồng/năm cho ngân sách.

Theo lộ trình đến ngày 15/4/ 2019 các xã phải xây dựng xong phương án, đề án, lấy ý kiến nhân dân, trình Hội đồng nhân dân cấp xã. Đến ngày 30/4 2019, UBND huyện sẽ ban hành văn bản kèm hồ sơ sáp nhập của từng xã trình Sở Nội vụ thẩm định sau đó là tiến hành việc sáp nhập.

"Việc lấy ý kiến nhân dân là rất quan trọng, là yếu tố đảm bảo thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để sau sáp nhập nhân dân đồng thuận".
Theo đó, với quan điểm bàn sáp nhập như thế nào chứ không bàn sáp nhập hay không, chúng tôi chỉ đạo các xã cần tập trung hướng dẫn để nhân dân thảo luận vào các nội dung cụ thể: phương án sáp nhập như dự thảo đề án đã phù hợp chưa; tên gọi xóm sau sáp nhập; những khó khăn, vướng mắc trước mắt sau khi sáp nhập; quy hoạch khu trung tâm xóm, nơi sinh hoạt cộng đồng, đội ngũ cán bộ xóm".

Đồng chí Trình Văn Nhã - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Chương

Tổng hợp số lượng xóm, khối, bản sau sáp nhập ở Thanh Chương
Huyện Thanh Chương. Ảnh: Google maps