(Baonghean.vn) - Tại Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, những cây Sa mu đỏ hàng trăm năm tuổi, cao hàng chục mét, có đường kính từ 2 - 5m, chu vi gốc cả chục người ôm không xuể là niềm kiêu hãnh, là biểu tượng. Vậy nhưng, từ cuối tháng 6/2015, tại khoảnh 11, Tiểu khu 59 (thuộc vùng rừng nguyên sinh bảo vệ nghiêm nghặt của Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt) đã có 3 cây Sa mu đỏ hàng trăm năm tuổi đã bị những tên lâm tặc táng tận lương tâm đốn hạ.
Những kẻ thủ ác đã bị lực lượng chức năng bắt giữ cùng các tang vật, tuy nhiên, có đặt chân đến vùng rừng nguyên sinh này để tận thấy tài nguyên rừng quý giá của đất nước bị phá hoại mới cảm nhận hết được nỗi đau.
Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Báo Nghệ An ghi tại hiện trường những cây Sa mu đỏ bị lâm tặc đốn hạ:
Vùng rừng nguyên sinh Pù Hoạt, nơi 3 cây sa mu đỏ bị lâm tặc đốn hạ thuộc địa bàn xã Hạnh Dịch, huyện Quế Phong, giáp biên giới Việt Lào Để vào vùng biên giới này, chúng tôi phải được sự đồng ý của lực lượng biên phòng, đồng thời, có các lực lượng chức năng đưa đường Đường đi vào gian nan, vất vả, qua nhiều khe suối, đèo dốc và luôn bị sên vắt tấn công Hơn 4 giờ đồng hồ trèo đèo lội suối, chúng tôi mới đến được vùng rừng Sa mu thuộc khoảnh 11, Tiểu khu 59 Cây Sa mu đầu tiên bị lâm tặc cưa nát gốc. Ở những vết cắt, nhựa Sa mu tứa ra, vón cục, theo cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt, khi nhựa hết, cây sẽ chết khô. Vòng gốc cây Sa mu này, lớn tới trên 2,7m, chu vi lớn tới cả chục người ôm, cao khoảng 35 - 40m. Để cắt đổ cây, lâm tặc mở miệng cưa lớn tới cả người lớn chui lọt. Và chúng đóng nêm vào các vết cắt. Địa hình núi dốc, để cắt hạ cây Sa mu, những tên lâm tặc đã bắc dàn giáo ôm lấy gốc cây. Hai bên gốc cây Sa mu này đều bị lâm tặc dùng cưa xăng xẻ nát. Theo chân lực lượng chức năng, chúng tôi ngược dốc thêm chừng 20m, là hiện trường những cây Sa mu bị lâm tặc cưa đổ, cắt xẻ. Hai cây Sa mu đã bị đốn hạ cũng lớn không kém gì cây Sa mu bị lâm tặc cắt gốc mà chúng tôi chứng kiến trước đó. Những cây Sa mu bị đốn hạ Gốc của những cây Sa mu đã bị lâm tặc cắt đổ. Lâm tặc đã cắt một cây Sa mu làm 4 khúc, và xẻ tại chỗ được 7 tấm rộng tới 1,1m, dài 3,3m, dày 0,15m. Lán của những tên lâm tặc dựng lên phục vụ việc đốn cây. Để dựng lán, những tên lâm tặc đã đốn hạ một số cây gỗ lớn. Theo Mạnh Danh Ngọc - cán bộ Trạm bảo vệ rừng xã Hạnh Dịch (thuộc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt), là người trực tiếp tham gia vây bắt lâm tặc thì lực lượng chức năng đã nắm bắt được thông tin những kẻ lâm tặc sẽ tổ chức sát rừng sa mu từ cuối năm 2014. Từ đầu năm 2015 đến nay, trạm bảo vệ rừng xã Hạnh Dịch đã cùng cán bộ chiến sỹ Đồn biên phòng 517 (đóng tại xã Hạnh Dịch) thực hiện 12 cuộc tuần tra. Cho đến cuối tháng 6/2015 thì nhận được thông tin từ nhân dân Tiểu khu 59 có lâm tặc xâm nhập. Trạm đã báo cáo với lãnh đạo đơn vị, và sau đó, Ban Quản lú Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt đã phối hợp với Đồn biên phòng 517, UBND xã Hạnh Dịch tổ chức truy quét, đã bắt giữ được 5 kẻ thủ ác sát hại những cây Sa mu quý hiếm. Ở Khu bảo tồn thiên Pù Hoạt, có rất nhiều loại cây lớn quý hiếm như cây Chò vảy... Cùng với những cây Sa mu đỏ kỳ vĩ hàng trăm năm tuổi, luôn là mục tiêu của những kẻ ác tâm. Vì vậy, để bảo vệ tài sản quý giá thiên nhiên đã ban tặng, để bảo vệ vành đai xanh vô giá của tổ quốc, các lực lượng chức năng cần phải xử lý nghiêm những kẻ thủ ác, đồng thời, có những biện pháp bảo vệ hữu hiệu. Nhật Lân - Việt Long