Để tránh tình trạng ảnh hưởng và lỗi động cơ, dưới đây là cách vệ sinh lọc gió động cơ ô tô đơn giản tại nhà khi chưa cần thay mới.  

- Xác định vị trí bộ lọc gió động cơ: Đầu tiên hãy mở nắp ca-pô xe, xác định bộ phận lọc gió động cơ xe. Thường nó sẽ nằm vị trí giữa khoang máy, tùy loại xe mà bộ phận này trông sẽ khác nhau, thường là hình vuông hoặc hình tròn bằng nhựa.

17560376_3122018.jpg
- Tháo lọc gió: Tùy theo cấu tạo của hộp lọc gió bạn có thể dùng cờ lê 10, 12 để tháo các đai ốc hoặc gỡ các tai cài ra. Sau khi gỡ hết ốc hoặc tai cài thì khéo léo nhấc nắp lên lấy tấm lọc gió ra ngoài.
  • - Vệ sinh bộ lọc gió:  Vệ sinh bộ lọc gió khỏi các bụi bẩn bằng cách dùng vòi xịt hơi, xịt từ trong ra ngoài các tấm lọc hết các bụi bẩn. Lưu ý không được giặt hay để các tấm lọc này dính nước, dầu mỡ vào. Không dùng vật nhọn cậy hay làm sạch bẩn trên các tấm lọc bởi như vậy dễ khiến các tấm lọc bị thủng lớp vải và trở nên vô tác dụng.

  • Máy hút bụi cũng có thể sử dụng để làm sạch hết các bụi bẩn bám trên lớp vải.

  • - Lắp lọc gió trở lại: Dùng giẻ lau sạch bụi bẩn trong hộp lọc gió trước khi lắp lọc đã được vệ sinh theo đúng chiều như lúc tháo và bắt lại nắp hộp lọc gió. Hãy đảm bảo là các mép lọc gió đều đã khớp với các đường viền cao su.

  • Kiểm tra xem hệ thống lọc gió có hoạt động bình thường hay không bằng cách lên ga lớn.

Lọc gió động cơ bẩn sẽ gây ra những hậu quả gì?

  • - Công suất động cơ giảm: Khi lọc gió bị bám bẩn, gió lưu thông vào động cơ giảm, khiến lượng nhiên liệu hòa khí (gió và nhiên liệu) bị đốt giảm đi khiến công suất sinh ra cũng yếu hơn.

  • - Xe mau hết xăng và nóng máy: Do công suất bị giảm, dẫn đến việc người lái phải tăng ga lớn hơn để tạo ra công suất mạnh và duy trì được tốc độ và sự ổn định. Điều đó khiến lượng nhiên liệu phải nạp vào xy lanh nhiều hơn nên xe chạy dễ hao xăng và mau nóng máy hơn.

    • - Tạo ra muội than và khiến đầu bugi bị bẩn, dễ gây ra hiện tượng kích nổ cho động cơ, khiến năng lượng của tia lửa điện bị giảm, dẫn đến việc hiệu suất đốt cháy hòa khí cũng yếu đi. Một số trường hợp đầu bugi bị bám bẩn dầy khiến động cơ không thể đánh lửa dẫn tới hiện tượng gây giật và rung xe.

    • * Lưu ý: Thông thường, thời gian thích hợp để vệ sinh lọc gió định kỳ là sau mỗi 50.000 km. Tuy nhiên, nếu sử dụng xe thường xuyên tại những khu vực nhiều khói bụi, ô nhiễm thì con số này cần nhỏ hơn để đảm bảo động cơ luôn đủ không khí sạch, hoạt động bền bỉ, ít hỏng vặt hơn.