Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại bệnh viện St Vincent, Úc đã cấy ghép thành công một trái tim đã chết vào cơ thể của một bệnh nhân.
Lần đầu tiên trên thế giới, các bác sĩ tại bệnh viện St Vincent, Úc đã cấy ghép thành công một trái tim đã chết vào cơ thể của một bệnh nhân. Bằng cách sử dụng một biện pháp bảo quản mới, được nghiên cứu và phát triển bởi viện nghiên cứu Victor Chang Cardiac hợp tác với bệnh viện St Vincent. Với công nghệ mới này, các bác sĩ hoàn toàn có thể cấy ghép tim đã ngừng đập từ vài phút đến tới hơn nửa tiếng đồng hồ.
Giáo sư Bob Graham, giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu tim Victor Chang cho biết:“Khi cơ thể đã chết, trái tim dần mất đi oxy trong khoảng 20 đến 30 phút, gây ra thiệt hại lớn cho các mô tế bào bên trong. Chính vì vậy trước đây người ta vẫn đánh giá tim là một trong những bộ phận khó cấy ghép và rất khó bảo quản. Tuy nhiên với hệ thống Organ Care, trái tim bây giờ có thể bảo quản trong môi trường nhân tạo một cách hoàn hảo nhất. Đây là một hệ thống nhỏ gọn, do đó hoàn toàn có thể mang đến bất cứu một bệnh viện nào tại Úc”.
Hệ thống Organ Care cho phép tái tạo môi trường của cơ thể một cách hoàn hảo nhất, từ nhiệt độ, độ ẩm, giả lập các tín hiệu từ não, cùng với một số chất hóa học đặc biệt được tiêm vào tim. Mà nhờ đó trái tim vẫn tiếp tục hoạt động và đập một cách bình thường trong môi trường bảo quản nhân tạo. Nhờ đó mà các bác sĩ có thể bảo quản tới hơn 30 phút để trờ vận chuyển tới các bệnh viện khác có bệnh nhân đang chờ cấy ghép.
Công nghệ mới này là thành quả của hơn 20 năm nghiên cứu. Đến nay, bệnh viện St Vincent đã cấy ghép thành công 3 ca ghép tim bằng công nghệ mới này và hy vọng nó sẽ sớm được áp dụng trên toàn thế giới. Theo viện nghiên cứu Victor Chang Cardiac, bước đột phá về y học này sẽ làm tăng số ca ghép tim thành công lên hơn 30%, mở ra hi vọng mới cho các bệnh nhân.
Theo khoahoc.com.vn