Hiện nay, tại các quán bar, vũ trường, "mốt" tiêu khiển mới của một bộ phận giới trẻ là hít khí bóng cười. Tại một số tỉnh miền Bắc, việc mua bán, lưu hành bất hợp pháp các bình đựng khí cười đang xảy ra. Trong khi đó, việc hít khí cười có hại cho sức khỏe, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Hà Nội cấm sử dụng bóng cười cho mục đích giải trí
Khí cười là hợp chất vô cơ có tên dinitơ oxid (nitrous oxide), công thức N2O, là chất khí không màu, có vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N2O là khí cười vì có giả thuyết cho rằng khí này tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười.
Nhà hóa học Anh Humphry Davy là người đầu tiên khi nghiên cứu về các nitơ oxid đã phát hiện N2O có tính chất sinh lý rất độc đáo, thậm chí kỳ cục là gây cười. Còn người ứng dụng N2O làm chất gây mê đầu tiên là nha sĩ Mỹ Horace Wells.
Hà Nội cấm sử dụng bóng cười cho mục đích giải trí
Khí cười là hợp chất vô cơ có tên dinitơ oxid (nitrous oxide), công thức N2O, là chất khí không màu, có vị ngọt nhẹ. Sở dĩ gọi N2O là khí cười vì có giả thuyết cho rằng khí này tác động lên một điểm của hệ thống thần kinh gây cười.
Nhà hóa học Anh Humphry Davy là người đầu tiên khi nghiên cứu về các nitơ oxid đã phát hiện N2O có tính chất sinh lý rất độc đáo, thậm chí kỳ cục là gây cười. Còn người ứng dụng N2O làm chất gây mê đầu tiên là nha sĩ Mỹ Horace Wells.
Bóng cười thực chất là quả bóng bay được bơm khí N2O. Dụng cụ bơm khí rất đơn giản, chỉ một bình khí nén nhỏ, hai chiếc hộp nhựa đựng bóng và một ống sắt.
Người sử dụng dùng miệng ngậm vào đầu quả bóng, hít khí trong quả bóng (đã được bơm khí cười) rồi lại thổi ngược ra cho quả bóng to lên, rồi lại hít khí, cứ như vậy lặp đi lặp lại khoảng 4 lần.
Hít loại khí trong quả bóng này vào người sẽ có cảm giác tê tê, lâng lâng, sau đó phấn khích và cười vật vã.
Tác hại khi lạm dụng làm chất tiêu khiển
Nhiều người trẻ thích hít khí cười qua sử dụng bóng cười vì nó giống như ma túy nhẹ, tạo sự phấn khích và ảo giác. Khi hít khí cười qua bóng cười, rất khó kiểm soát được lượng khí bởi bản thân người sử dụng lúc ấy không thể đong đếm được lượng khí hít vào.
Trong khi đó, các chuyên gia đã khuyến cáo hít nhiều khí này chắc chắn bị ngộ độc, bị rối loạn trong cơ thể, thậm chí cả ung thư.
Cuối năm 2012, một sinh viên (19 tuổi) Trường đại học Illinois (Mỹ) đã tử vong vì ngạt khí N2O khi chơi bóng cười.
Nguy hại là nếu lạm dụng chất gây ảo giác lâu ngày sẽ rất dễ đi đến sử dụng thuốc gây nghiện thật sự, thậm chí là sử dụng ma túy, đặc biệt là ma túy đá. Bởi vì khi đã quen cảm giác "phê" với ảo giác, người ta rất dễ tìm đến thứ tạo cảm giác "phê" mạnh hơn.
Người đã quen dùng khí cười "phê" thì sẽ có lúc chơi thử bồ đà, thuốc "lắc", ma túy đá và đi đến nghiện.
Trong khi ma túy tổng hợp kích thích như ma túy đá đang được lạm dụng là thuốc gây nghiện thuộc loại nguy hiểm và gây tác hại khôn lường. Cụ thể ma túy đá làm cho người dùng mất hết lý trí, có thể dẫn đến gây tội ác tày trời.
Nhiều người ngộ độc N2O trong bóng cười
Chiều 30/5, đại diện Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho biết hiện tại đang có 2 bệnh nhân ngộ độc N2O trong bóng cười điều trị tại bệnh viện.
Hầu như ngày nào bệnh viện này cũng tiếp nhận các bệnh nhân ngộ độc bóng cười vào viện vì các lý do như tổn thương tủy sống (chậm hoặc không hồi phục), liệt chân, yếu chân... sau khi dùng bóng cười thời gian dài.
Các bệnh nhân bị ngộ độc N2O đều cho biết ban đầu họ chơi bóng cười cho vui, nhưng sau một thời gian dùng đều thấy có hiện tượng tăng liều dùng mới đảm bảo vui (giống nhu cầu tăng liều ở người dùng ma túy).
Nhiều người đã mua cả bình khí N2O về bơm cho nhóm bạn chơi chung. Do hiện nay N2O được mua bán tự do và số người chơi bóng cười gia tăng, nên tình trạng ngộ độc N2O cũng gia tăng theo.
Vị đại diện này cho biết năm 2018, Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai từng tham gia góp ý cho UBND thành phố Hà Nội, dẫn đến đề xuất của Hà Nội với Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan về tăng cường quản lý sản xuất kinh doanh khí N2O.
Tới đây, trung tâm tiếp tục đề nghị Bộ Y tế nên cấm sử dụng N2O cho mục đích vui chơi giải trí trên toàn quốc.