Tất cả mọi thứ chúng ta ăn và uống hàng ngày đầu tiên được tiêu hóa bởi dạ dày, sau đó các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ, các chất thải được lọc qua gan. Trên thực tế, gan của chúng ta có khả năng điều hòa miễn dịch, đông máu, điều hòa thể tích máu... Chính vì vậy, một khi gan bị tổn thương, cơ thể cũng yếu đi nhanh chóng.
Vì vậy, hãy phát hiện bệnh gan từ sớm để có các phương pháp điều trị thích hợp nhờ 4 dấu hiệu sau đây:
1. Mất ngủ thường xuyên
Bạn sẽ mệt mỏi sau một ngày bận rộn, vì vậy nếu bạn có thể ngủ ngon vào ban đêm, bạn sẽ có đủ năng lượng để đáp ứng ngày bận rộn phía trước. Thời gian để gan nghỉ ngơi và làm mới là từ 1-3 giờ sáng. Nhưng nếu bạn không ngủ vào thời điểm đó, nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của gan, về lâu về dài sẽ gây ra tổn thương.
2. Ngứa da
Viêm đường mật tiên phát - một bệnh mạn tính phá hủy các ống dẫn mật trong gan - thường không có những triệu chứng nổi bật, nhưng một dấu hiệu sớm hay gặp là ngứa da.
3. Luôn cảm thấy buồn ngủ
Thời gian ngủ bình thường của một người là 8 tiếng một ngày. Nếu bạn ngủ ngon trong 8 tiếng, cơ thể bạn sẽ tràn đầy năng lượng. Nếu bạn cảm thấy rằng 8 tiếng là chưa đủ thì gan có thể đang gặp rắc rối.
2. Vàng da, vàng mắt
Da hoặc mắt, bắt đầu chuyển sang màu vàng là dấu hiệu cực kỳ rõ ràng cho các bệnh lý về gan. Nguyên nhân là do mức bilirubin tăng cao trong cơ thể. Bilirubin là một sắc tố màu vàng do gan tiết ra và là triệu chứng của nhiều bệnh gan khác nhau, từ xơ gan đến viêm gan B.
Những hành động phổ biến vô tình làm tổn thương gan ít người chú ý:
- Không ăn sáng hoặc ăn quá nhiều:
Chế độ ăn sáng thất thường có thể gây hại cho sức khỏe của gan. Nếu bạn không ăn sáng, sẽ không có đủ chất dinh dưỡng để nuôi gan. Ngoài ra, những người không ăn sáng thường mua thực phẩm chế biến sẵn, có chứa các chất phụ gia thực phẩm, khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
Bên cạnh đó, không nên ăn quá nhiều một lúc đặc biệt vào buổi sáng. Ăn quá nhiều một lúc sẽ dẫn đến tăng lượng gốc tự do trong cơ thể khiến gan phải tăng thời gian làm việc để làm sạch chúng.
- Ăn quá nhiều chất béo:
Thực phẩm giàu chất béo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng chất dinh dưỡng dư thừa có thể dẫn đến thừa chất béo trong cơ thể. Tích lũy trong gan có thể dẫn đến gan nhiễm mỡ và làm suy giảm nghiêm trọng chức năng gan.
- Uống nhiều rượu:
Rượu không chỉ làm giảm khả năng chuyển hóa của gan mà còn làm hỏng các tế bào gan, vì vậy bác sĩ khuyến cáo những người có gan yếu không bao giờ nên uống rượu. Ngay cả khi gan hoạt động tốt, hãy uống ít rượu để tránh tổn thương không thể khắc phục.
- Thường xuyên thức đêm:
Một giấc ngủ ngon không chỉ có thể làm giảm mức tiêu thụ của cơ thể, cho gan thời gian nghỉ ngơi mà còn giúp gan giải độc, tự làm lành những tổn thương. Do đó, chúng ta cần điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý ngăn việc gan làm việc quá sức.
- Lạm dụng thuốc:
Nhiều người có thói quen lạm dụng thuốc mỗi khi đau ốm mà không có sự kê toa hay đồng ý của bác sĩ sẽ gây ra áp lực giải độc rất lớn cho gan. Chuyên gia cho biết, dùng thuốc lâu dài có thể làm hỏng các tế bào gan và thậm chí gây viêm gan. Vì vậy bạn nên hạn chế uống thuốc tùy tiện và hiểu rõ các yêu cầu về thuốc trước khi dùng để giảm thiểu tác dụng phụ.