Chất lượng KCB ngày càng cao
Mục tiêu trở thành đơn vị y tế chuyên ngành hô hấp “Top” đầu trong khu vực Bắc Trung Bộ, thời gian qua, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đã có nhiều giải pháp và Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch sát thực trong từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt, bệnh viện đã xây dựng phương án nâng cao chất lượng KCB lao và các bệnh phổi, góp phần cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Mục tiêu trở thành đơn vị y tế chuyên ngành hô hấp “Top” đầu trong khu vực Bắc Trung Bộ, thời gian qua, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An đã có nhiều giải pháp và Nghị quyết chuyên đề, kế hoạch sát thực trong từng giai đoạn phát triển. Đặc biệt, bệnh viện đã xây dựng phương án nâng cao chất lượng KCB lao và các bệnh phổi, góp phần cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Theo đó, Bệnh viện đã tập trung đầu tư trang thiết bị y tế tiên tiến, hiện đại; phục vụ công tác KCB như: Máy Gene Xpert (công nghệ phát hiện bệnh lao sớm trong vòng 2 giờ); Kỹ thuật nuôi cấy tìm vi khuẩn lao trong vòng 1- 2 tuần bằng máy BACTEC MGIT 320 và 960; Hệ thống máy sinh hóa tự động hoàn toàn; Máy phân tích khí máu, điện giải đồ tự động; Máy cắt mẫu bệnh phẩm tế bào học; Máy chụp X.quang cao tần kỹ thuật số; Máy siêu âm 3D, 4D; Hệ thống máy thở xâm nhập và không xâm nhập; Hệ thống máy chụp cắt lớp vi tính 16 lát cắt; Hệ thống nội soi ống mềm...
Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện cũng được quan tâm đầu tư xây dựng và nâng cấp khang trang, phù hợp công năng sử dụng.
Để đáp ứng sự phát triển toàn diện, Bệnh viện ưu tiên phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; đã và đang liên tục gửi cán bộ đi đào tạo, nhằm bồi dưỡng nguồn nhân lực đáp ứng về chuyên môn, kỹ thuật trong thời kỳ mới; tích cực triển khai và phát triển các kỹ thuật chuyên môn mới.
Tháng 5/2018, UBND tỉnh Nghệ An đồng ý chủ trương đưa Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An là bệnh viện vệ tinh của Bệnh viện Phổi Trung ương. Từ đây một số kỹ thuật sẽ được chuyển giao, trước mắt Khoa Xét nghiệm sẽ tiếp nhận kỹ thuật nuôi cấy, làm kháng sinh đồ vi khuẩn lao trên máy MGIT-BACTEC. Hiện nay, Bệnh viện đã, đang chuẩn bị về mọi mặt cho việc tiếp nhận kỹ thuật này trong tương lai gần. Trở thành đơn vị vệ tinh của Bệnh viện Phổi Trung ương, sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn và khả năng cung cấp các dịch vụ khám, chữa bệnh chuyên khoa chất lượng cao cho người dân trên địa bàn của Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An, giảm quá tải cho bệnh viện tuyến trên.
Nhờ đó, hiệu quả và chất lượng KCB của bệnh viện ngày càng được nâng lên.
6 tháng đầu năm 2018, số bệnh nhân khám và điều trị tại Bệnh viện đạt trên 19.300 người, tăng trên 3.000 bệnh nhân so với cùng kỳ. Cùng với chú trọng nâng cao chất lượng KCB, Bệnh viện luôn đẩy mạnh phong trào thi đua, thực hiện tốt y đức, quan tâm công tác xử lý chất thải, vệ sinh môi trường; tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp.
Mục tiêu xây dựng Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An là bệnh viện chuyên khoa, có đủ nhân lực, khoa phòng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, phát triển kỹ thuật chuyên khoa sâu về hô hấp; chất lượng KCB đạt từ mức 4 trở lên theo Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng của Bộ Y tế; đáp ứng nhu cầu KCB Lao và các bệnh về phổi cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận. Phát triển mạng lưới phòng, chống lao
Thời gian qua, với sự chỉ đạo của Bệnh viện Phổi Trung ương - Chương trình Chống lao Quốc gia, UBND tỉnh, Sở Y tế, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi Nghệ An tích cực triển khai các hoạt động phòng chống lao: Tuyên truyền; phát hiện, thu nhận và điều trị; đào tạo tập huấn, giám sát hỗ trợ tuyến dưới…
Hàng năm, Bệnh viện triển khai các chương trình khám sàng lọc chủ động tại cộng đồng cho các đối tượng: người già neo đơn và bệnh nhân tâm thần, trẻ em tiếp xúc với người mắc bệnh lao, người uống methadone (tại các trung tâm cai nghiện); phạm nhân, lao/HIV…
Công tác chống lao được duy trì tại 100% huyện, xã trên địa bàn, mạng lưới chống lao tiếp tục củng cố. Chương trình chống lao của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan như: Triển khai mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong việc chẩn đoán bệnh lao, lao kháng thuốc; áp dụng quy trình quản lý và điều trị bệnh nhân lao tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc bằng các phác đồ cá nhân; Tỷ lệ phát hiện và điều trị dự phòng cho trẻ tiếp xúc nguồn lây đạt kết quả cao; Các chỉ số hoạt động chuyên môn đều được Chương trình Chống lao quốc gia ghi nhận.
Công tác chống lao được duy trì tại 100% huyện, xã trên địa bàn, mạng lưới chống lao tiếp tục củng cố. Chương trình chống lao của tỉnh đã đạt được những kết quả khả quan như: Triển khai mở rộng áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong việc chẩn đoán bệnh lao, lao kháng thuốc; áp dụng quy trình quản lý và điều trị bệnh nhân lao tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc bằng các phác đồ cá nhân; Tỷ lệ phát hiện và điều trị dự phòng cho trẻ tiếp xúc nguồn lây đạt kết quả cao; Các chỉ số hoạt động chuyên môn đều được Chương trình Chống lao quốc gia ghi nhận.
Năm 2017, tại Nghệ An, tỷ lệ xét nghiệm đờm/dân số duy trì mức cao 1,4%, tăng 0,28% so với năm 2016. Số bệnh nhân lao các thể được thu nhận điều trị là 2.604 người, giảm 8,7% so với năm 2016. Số bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn là 1.304 người, giảm 9,3% so với năm 2016. Số bệnh nhân lao được xét nghiệm HIV đạt 96,5%. Các chỉ số về sàng lọc trẻ tiếp xúc và điều trị dự phòng tăng lên, tổng số bệnh nhân lao trẻ em giảm 48% so với năm 2016. Tỷ lệ điều trị khỏi đạt 90%, tỷ lệ bỏ trị không theo dõi ở mức dưới 1%.
Triển khai thành công điều tra dịch tễ bệnh lao toàn quốc lần thứ 2 trên địa bàn 3 huyện: Nghi Lộc, Anh Sơn,TX Cửa Lò đạt được các chỉ số theo yêu cầu của Chương trình Chống lao Quốc gia.
6 tháng đầu năm 2018, có tổng số bệnh nhân lao các thể được phát hiện là 1.137 bệnh nhân. Trong đó, bệnh nhân lao có bằng chứng vi khuẩn học là 591 bệnh nhân. Tỷ lệ điều trị khỏi bệnh là 90%.
Phát huy những kết quả đã đạt được, Nghệ An đề ra các nhiệm vụ trọng tâm nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống lao: Tiếp tục củng cố mạng lưới chống lao, nâng cao hiệu quả hoạt động ở tất cả các tuyến; đẩy mạnh hoạt động phát hiện, chẩn đoán bệnh, nâng cao tỷ lệ xét nghiệm đờm/dân số; thực hiện tốt việc thu nhận bệnh nhân, quản lý điều trị và tư vấn sàng lọc và xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao; tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân hiểu biết về bệnh, chống kỳ thị, lợi ích của việc tiếp cận sớm các dịch vụ y tế về sàng lọc.
Các chỉ tiêu được đề ra năm 2018: tỷ lệ xét nghiệm đờm/dân số đạt 1%; điều trị khỏi trên 90%, tỷ lệ bỏ trị dưới 0,85%; tư vấn xét nghiệm HIV cho bệnh nhân lao trên 90%.../.