Bỏ phiếu trắng đề cử Trưởng giải và lên tiếng đòi hỏi một sự thay đổi về cơ cấu của VFF, bầu Đức đưa ra một thông điệp rõ ràng: ông muốn chọn sân chơi cho con đường bóng đá của mình.
Sáng nay, tại hội nghị Chủ tịch các CLB tham gia V-League và hạng nhất 2012 do VFF tổ chức với sự góp mặt của 28 ông bầu đại diện cho các CLB V-League và hạng Nhất, ông Đoàn Nguyên Đức đã có bài phát biểu thẳng thắn nhất kể từ trước tới nay của cá nhân ông đối với VFF.
Ông Đoàn Nguyễn Đức (phải) đã ký vào đề xuất thành lập công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam. Ảnh: Ngọc Quân.
Nói về hệ thống thi đấu trong nước, ông nhận định: “Giải VFF giờ yếu lắm, đây là thời điểm phù hợp nhất để VFF nhìn thẳng, nhìn thật vào những hạn chế đang tồn tại chứ không phải tìm cách né tránh. Cách đây 5 năm những yếu kém này đã xuất hiện, nhưng vấn đề này không được giải quyết triệt để”.
"5 năm trước, bóng đá Việt Nam phát triển rất mạnh, mỗi khi Hoàng Anh Gia Lai gặp Đồng Tâm Long An hay Hải Phòng thì sân bóng luôn chật ních khán giả. Nay mỗi khi HAGL gặp lại các đội bóng ấy, sân bóng lại trống trơn. Bóng đá Việt Nam đã xuống cấp trầm trọng”.
Chủ tịch HA Gia Lai chỉ ra nguyên nhân khiến chất lượng giải đấu đi xuống, khán giả quay lưng là do sự yếu kém của BTC giải, trọng tài và Ban kỷ luật. Vấn đề yếu kém này nằm phần nhiều ở cơ cấu vận hành của VFF hiện tại, chứ chưa chắc đã nằm ở năng lực của các cá nhân.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Đoàn Nguyên Đức đã nhấn mạnh việc sẽ bỏ giải V-League nếu tình hình không được cải thiện. Tuyên bố này không phải là một câu nói bộc phát ra vì bực tức.
Thực tế V-League những mùa gần đây mất đi nhiều vẻ đẹp bóng đá, bạo lực dưới sân và trên khán đài bùng phát, văn hóa bóng đá đi xuống trầm trọng, khán giả đến sân tìm một niềm vui vô tư và vẻ đẹp bóng đá không được thấy những gì mong muốn.
Những giá trị này bị lấp đi bởi những toan tính kiếm tiền bằng mọi cách của nhiều ông bầu. Thực tế cho thấy những người đi “xây” bóng đá ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngược lại, những người lợi dụng nền tảng một giải bóng đá chuyên nghiệp được dựng nên chục năm nay để đắc lợi bằng cách buôn bán, chụp giật cầu thủ… thì nhiều. Cộng với chất lượng giải đấu lẫn công tác tổ chức đi xuống, V-League thay vì đem lại niềm vui đã bật ngược trở lại những chuyện nghịch lý cho họ, mà bầu Đức là một ví dụ điển hình.
Nếu bỏ V-League, việc đầu tư bóng đá của ông Đức vẫn rất sáng sủa. Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG của ông ở Pleiku nổi tiếng về làm ăn quy củ sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để hút các tài năng trẻ trước mắt là Việt Nam, lâu dài có thể là toàn vùng Đông Nam Á cung cấp cho CLB Arsenal, giúp Arsenal gia tăng khả năng cung cấp cầu thủ cho thị trường châu Âu.
Chiến lược phát triển công tác đào trẻ của Hoàng Anh Gia Lai hiện nay vừa khớp với cách thức kinh doanh của HLV Arsene Wenger ở Arsenal, nơi Giáo sư đang thành công với chiến lược mua cầu thủ trẻ, đào tạo bài bản và bán với giá đắt – dù rằng việc sa đà vào chính sách này khiến CLB Arsenal đang phải trả giá trên đấu trường giải Ngoại hạng vì thiếu đầu tư các hợp đồng bom tấn.
Từng dám phá hàng ha rừng cao su ba năm tuổi – nghĩa là vừa đủ lớn để bắt đầu khai thác mủ - để xây dựng Học viện bóng đá Arsenal Hoàng Anh Gia Lai sau chuyến sang Anh gặp ông Arsene Wenger, quyết tâm làm bóng đá của ông Đức là rất lớn. Cộng với mối quan hệ chặt chẽ bấy lâu giữa hai bên, cánh cửa đầu ra cho đào tạo trẻ của ông sáng hơn nhiều so với việc tham gia V-League mà đối tượng ông phục vụ chính là khán giả Pleiku cũng chẳng còn mặn mà.
Hơn thế nữa, việc cung cấp cầu thủ cho các đội tuyển quốc gia cũng sẽ mang lại ấn tượng tốt cho Hoàng Anh Gia Lai hơn là cảnh lận đận như mấy mùa giải vừa rồi ở sân chơi V-League. Chính sự đì đẹt trong một môi trường V-League nhiều bệnh nan y lại phản tác dụng và làm xấu đi hình ảnh của Hoàng Anh Gia Lai trong tham vọng muốn xuất khẩu cầu thủ ra thế giới.
Dẫu sao, từ bỏ V-League cũng là bước đường cùng. Vì vậy bầu Đức đã ký vào bản đề xuất thành lập Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (PVF) và tham gia vận động các ông bầu khác cùng VFF chấp thuận bản đề xuất này.
Nói về hệ thống thi đấu trong nước, ông nhận định: “Giải VFF giờ yếu lắm, đây là thời điểm phù hợp nhất để VFF nhìn thẳng, nhìn thật vào những hạn chế đang tồn tại chứ không phải tìm cách né tránh. Cách đây 5 năm những yếu kém này đã xuất hiện, nhưng vấn đề này không được giải quyết triệt để”.
"5 năm trước, bóng đá Việt Nam phát triển rất mạnh, mỗi khi Hoàng Anh Gia Lai gặp Đồng Tâm Long An hay Hải Phòng thì sân bóng luôn chật ních khán giả. Nay mỗi khi HAGL gặp lại các đội bóng ấy, sân bóng lại trống trơn. Bóng đá Việt Nam đã xuống cấp trầm trọng”.
Chủ tịch HA Gia Lai chỉ ra nguyên nhân khiến chất lượng giải đấu đi xuống, khán giả quay lưng là do sự yếu kém của BTC giải, trọng tài và Ban kỷ luật. Vấn đề yếu kém này nằm phần nhiều ở cơ cấu vận hành của VFF hiện tại, chứ chưa chắc đã nằm ở năng lực của các cá nhân.
Cũng trong bài phát biểu này, ông Đoàn Nguyên Đức đã nhấn mạnh việc sẽ bỏ giải V-League nếu tình hình không được cải thiện. Tuyên bố này không phải là một câu nói bộc phát ra vì bực tức.
Thực tế V-League những mùa gần đây mất đi nhiều vẻ đẹp bóng đá, bạo lực dưới sân và trên khán đài bùng phát, văn hóa bóng đá đi xuống trầm trọng, khán giả đến sân tìm một niềm vui vô tư và vẻ đẹp bóng đá không được thấy những gì mong muốn.
Những giá trị này bị lấp đi bởi những toan tính kiếm tiền bằng mọi cách của nhiều ông bầu. Thực tế cho thấy những người đi “xây” bóng đá ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ngược lại, những người lợi dụng nền tảng một giải bóng đá chuyên nghiệp được dựng nên chục năm nay để đắc lợi bằng cách buôn bán, chụp giật cầu thủ… thì nhiều. Cộng với chất lượng giải đấu lẫn công tác tổ chức đi xuống, V-League thay vì đem lại niềm vui đã bật ngược trở lại những chuyện nghịch lý cho họ, mà bầu Đức là một ví dụ điển hình.
Nếu bỏ V-League, việc đầu tư bóng đá của ông Đức vẫn rất sáng sủa. Học viện bóng đá Hoàng Anh Gia Lai Arsenal JMG của ông ở Pleiku nổi tiếng về làm ăn quy củ sẽ tiếp tục là địa chỉ tin cậy để hút các tài năng trẻ trước mắt là Việt Nam, lâu dài có thể là toàn vùng Đông Nam Á cung cấp cho CLB Arsenal, giúp Arsenal gia tăng khả năng cung cấp cầu thủ cho thị trường châu Âu.
Chiến lược phát triển công tác đào trẻ của Hoàng Anh Gia Lai hiện nay vừa khớp với cách thức kinh doanh của HLV Arsene Wenger ở Arsenal, nơi Giáo sư đang thành công với chiến lược mua cầu thủ trẻ, đào tạo bài bản và bán với giá đắt – dù rằng việc sa đà vào chính sách này khiến CLB Arsenal đang phải trả giá trên đấu trường giải Ngoại hạng vì thiếu đầu tư các hợp đồng bom tấn.
Từng dám phá hàng ha rừng cao su ba năm tuổi – nghĩa là vừa đủ lớn để bắt đầu khai thác mủ - để xây dựng Học viện bóng đá Arsenal Hoàng Anh Gia Lai sau chuyến sang Anh gặp ông Arsene Wenger, quyết tâm làm bóng đá của ông Đức là rất lớn. Cộng với mối quan hệ chặt chẽ bấy lâu giữa hai bên, cánh cửa đầu ra cho đào tạo trẻ của ông sáng hơn nhiều so với việc tham gia V-League mà đối tượng ông phục vụ chính là khán giả Pleiku cũng chẳng còn mặn mà.
Hơn thế nữa, việc cung cấp cầu thủ cho các đội tuyển quốc gia cũng sẽ mang lại ấn tượng tốt cho Hoàng Anh Gia Lai hơn là cảnh lận đận như mấy mùa giải vừa rồi ở sân chơi V-League. Chính sự đì đẹt trong một môi trường V-League nhiều bệnh nan y lại phản tác dụng và làm xấu đi hình ảnh của Hoàng Anh Gia Lai trong tham vọng muốn xuất khẩu cầu thủ ra thế giới.
Dẫu sao, từ bỏ V-League cũng là bước đường cùng. Vì vậy bầu Đức đã ký vào bản đề xuất thành lập Công ty CP Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (PVF) và tham gia vận động các ông bầu khác cùng VFF chấp thuận bản đề xuất này.
(Theo VnExpress)