Chính phủ vừa ban hành Nghị định 56/2017 quy định chi tiết một số điều của Luật trẻ em.

Nội dung của Nghị định quy định chi tiết về các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, chính sách hỗ trợ; hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột…

Trong số trên, một nội dung đáng chú ý đó là quy định về biện pháp tạm thời cách ly trẻ khỏi cha, mẹ, người chăm sóc.

images1903596_baohanh.jpgẢnh minh họa.

Theo đó, việc tạm thời cách ly trẻ khỏi cha, mẹ, người chăm sóc và áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế được thực hiện đối với trường hợp trẻ bị xâm hại, có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi bởi cha, mẹ, người chăm sóc; trẻ bị xâm hại nhưng cha, mẹ, người chăm sóc từ chối thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp hoặc trẻ bị xâm hại có nguy cơ tiếp tục bị xâm hại bởi cha, mẹ, người chăm sóc.

Chủ tịch UBND cấp xã nơi trẻ cư trú hoặc nơi xảy ra sự việc có thẩm quyền ra quyết định tạm thời cách ly trẻ khỏi cha, mẹ, người chăm sóc và bố trí nơi tạm trú an toàn, đồng thời áp dụng biện pháp chăm sóc thay thế trong vòng 12 giờ tính từ thời điểm tiếp nhận thông tin.

Thời hạn tạm thời cách ly được quyết định căn cứ vào đánh giá nhu cầu và môi trường an toàn của trẻ, được gia hạn, nhưng thời hạn cách ly tối đa không quá 15 ngày trừ trường hợp phải tiếp tục cách ly theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Khi cha, mẹ, người chăm sóc được đánh giá bảo đảm điều kiện an toàn cho trẻ thì Chủ tịch UBND cấp xã hủy bỏ quyết định tạm thời cách ly.

Trẻ được tạm thời cách ly khẩn cấp khỏi cha, mẹ, người chăm sóc cần được thực hiện ngay việc giao chăm sóc thay thế trước khi thực hiện các thủ tục nhận chăm sóc thay thế.

Theo PLO

TIN LIÊN QUAN