(Baonghean) - Hiện nay, nhiều phụ huynh vì muốn kiểm soát việc học hành, giờ giấc của con em nên sắm cho con em điện thoại di động; nhiều em lấy lý do điện thoại “đời mới” có thể truy cập mạng để tìm kiếm kiến thức học tập, nên gia đình sẵn sàng trang bị... 
 
images1089167_nhi_u_h_c_sinh_s__d_ng_di_n_tho_i_c_ng_ngh__cao.___nh_internet_.jpgNhiều học sinh sử dụng điện thoại công nghệ cao. Ảnh minh họa: Internet
 
Tổ chức Tầm nhìn thế giới World Vision mới đây đưa ra một kết quả khảo sát rằng, học sinh THPT tại Việt Nam dành 1-7 giờ/ngày để gọi và nghe điện thoại, gửi 20-50 tin nhắn điện thoại/ngày và dành 1 - 4 giờ/ngày chơi game. Một nghiên cứu khác vào đầu năm 2014 tại Việt Nam cũng cho thấy, Việt Nam là một trong những nước có số lượng học sinh sử dụng điện thoại di động thuộc hàng cao nhất thế giới. Có đến 950/1.000 học sinh phổ thông trung học dùng điện thoại di động. Riêng tại TP. Hồ Chí Minh, có đến 8% học sinh “nghiện” điện thoại di động, cao gần gấp ba lần so với Hàn Quốc.
 
Chắc chắn rằng, thông tin, hình ảnh các em tìm kiếm truy cập là thông tin “sạch”, bổ ích. Nhiều học sinh sử dụng điện thoại thông minh để quay cóp, sử dụng tài liệu. Những bài văn mẫu, kiến thức Địa lý, Lịch sử... trên mạng được học sinh “lôi xuống” bê y nguyên vào bài kiểm tra. Nhiều học sinh sử dụng smartphone để chơi game, quay phim, chụp ảnh bạn bè, thầy cô rồi đưa lên “phây” bình luận, chia sẻ. Thực tế là trên Youtube nhan nhản cảnh học sinh đánh nhau rất phản cảm… Nhiều trường học cũng đã quy định học sinh không được mang điện thoại di động tới trường, không được sử dụng điện thoại di động. Nhưng quy định này không mấy hiệu quả.
 
Điện thoại thông minh chỉ phát huy tốt khi người sử dụng nó đúng nơi, đúng lúc, đúng chức năng. Những học sinh sử dụng chúng mà không kiểm soát được thì sẽ lợi ít, hại nhiều. Trách nhiệm đầu tiên thuộc về các bậc phụ huynh, vì vậy gia đình nên kiểm soát và có biện pháp hạn chế tình trạng con em lạm dụng điện thoại thông minh.
 
Nguyễn Lương Ngọc 
Trường THPT Nguyễn Trường Tộ