Thời điểm vết thương mới hình thành, bạn nên điều trị càng sớm càng tốt, không nên đợi đến khi có sẹo mới tìm cách xử lý.
Khi vết thương mới hình thành là thời điểm thích hợp để bạn đẩy lùi sẹo, bởi một khi vết sẹo đã định hình, quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều và gần như không thể loại bỏ được.
Khi da bị tổn thương, cơ thể sẽ khởi động quá trình “tự chữa lành”. Quá trình tăng sinh tế bào và sắp xếp để bù đắp tổn thương khó có thể kiểm soát, dẫn tới tình trạng sẹo lõm, phì đại hoặc sẹo lồi.
Vết thương bị nhiễm trùng càng làm chậm quá trình lành vết và để lại sẹo xấu. Bạn nên tác động vào giai đoạn thay đổi diễn ra mạnh mẽ - khi vết thương vừa mới xảy ra để tạo điều kiện thuận lợi cho da nhanh lành và hạn chế nguy cơ nhiễm trùng.
Bạn có thể phòng ngừa sẹo theo nguyên tắc sau: chăm sóc vết thương ngay từ đầu, hạn chế làm tổn thương thêm và thúc đẩy vết thương nhanh lành. Chìa khoá để ngăn ngừa sẹo là những gì bạn tác động lên da trong suốt quá trình lành vết thương.
Dưới đây là các bước chăm sóc vết thương có thể giúp bạn ngăn ngừa sẹo hình thành:
Bước 1: lưu ý vệ sinh vết thương
Để tránh nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên chú ý vệ sinh vết thương ngay khi mới hình thành và sau mỗi lần thay băng. Bạn có thể dùng nước muối sinh lý, cồn pha loãng để tiêu diệt vi khuẩn, rửa trôi bụi bẩn, máu đông và phần mô chết.
Bạn nên duy trì vệ sinh vết thương mỗi ngày 1-2 lần (tuỳ mức độ sạch của môi trường mà vết thương tiếp xúc và lượng dịch tiết ra) cho đến khi lành hẳn để đảm bảo không bị tổn thương thêm vì nhiễm khuẩn.
Bước 2: bảo vệ và giữ ẩm cho vết thương
Trong thời gian vết thương còn mới, việc bảo vệ và giữ ẩm là điều quan trọng. Trên thực tế, việc đảm bảo độ ẩm tự nhiên của da cũng là yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tăng sinh tế bào và làm lành vết thương. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, độ ẩm quá mức lại là môi trường thuận lợi để vi khuẩn xâm nhập và phát triển, dễ bị nhiễm trùng.
Để khắc phục, bạn nên sử dụng các loại gel bôi bao phủ vết thương như Skincol với thành phần hoạt chất giúp tạo hàng rào bao phủ, bảo vệ vết thương khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài. Loại gel này còn thúc đẩy quá trình tái tạo da, giảm thời gian lành vết thương.
Bước 3: massage vùng da tổn thương thường xuyên
Các động tác massage có thể kích thích máu ở vùng da tổn thương lưu thông tốt hơn, tạo điều kiện cho tế bào mới khoẻ mạnh hình thành, đồng thời cũng phá vỡ các liên kết collagen được sản sinh dày đặc ở vùng da tổn thương để da trở nên mềm mại, dễ phục hồi và ít có nguy cơ tạo sẹo.
Khi massage, bạn nên thực hiện bằng các động tác xoa nhẹ nhàng theo chuyển động vòng tròn thuận và nghịch chiều kim đồng hồ khoảng 2- 3 lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 15-20 phút.
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, vì thế, việc chăm sóc vết thương ngay từ đầu là cách dễ dàng để không bị sẹo. Bạn cần chăm sóc vết thương đúng cách để đảm bảo vô khuẩn, bôi thuốc chống nhiễm trùng, giữ ẩm vùng da tổn thương đầy đủ và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ dưỡng chất để hỗ trợ giúp da có sức tự tái tạo tốt nhất.
Theo VNE