Nhiều người thường cho rằng rau củ mọc mầm đều là đồ hỏng. Tuy nhiên, 4 loại thực phẩm dưới đây lại ngoại lệ, còn được ví như "vàng mười".

Đậu tương mọc mầm

Theo nghiên cứu của Học viện Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm thuộc Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, đậu tương là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, nhưng bên trong lại chứa một số chất gây trở ngại cho quá trình hấp thu của cơ thể.

images1751469_0.jpgĐậu tương mọc mầm càng tươi, càng nhẵn nhụi thì càng dễ tiêu hóa, đặc biệt thích hợp với những người có công năng tiêu hóa không tốt.

Tuy nhiên, sau khi nảy mầm, đại đa số những chất này sẽ bị phân giải, đồng thời hàm lượng chất dinh dưỡng còn tăng lên đáng kể.

Dùng đậu tương mọc mầm làm sữa đậu nành hoặc xào cùng nấm hương đều là những lựa chọn ẩm thực vừa bổ dưỡng lại vừa ngon miệng.

Cần phải lưu ý rằng đậu tương mọc mầm trong thời gian càng ngắn, dài ra chưa tới nửa centimet là tốt nhất để ăn.

Mầm đậu Hà Lan

Trong số các loại mầm đậu, mầm đậu Hà Lan được đánh giá rất cao về giá trị dinh dưỡng và công dụng đối với sức khỏe.

Mầm đậu Hà Lan có chứa hàm lượng carotene lên tới 2700mg/ 100gr. Trong khi đó, những loại trái cây, rau dưa mà chúng ta thường ăn chỉ có lượng carotene là 100mg/100gr.

Mầm đậu Hà Lan có giá trị dinh dưỡng vô cùng cao.

Không chỉ vậy, loại mầm này còn rất dễ chế biến. Chúng ta có thể dùng mầm đậu Hà Lan để làm rau trộn, xào hay xào trứng cũng đều rất ngon miệng.

Mầm cây hương thung

Mầm cây hương thung sở hữu hàm lượng cao nhiều chất dinh dưỡng quý giá như carotene, vitamin B2, vitamin K...

Mầm của cây hương thung còn chứa ít hàm lượng muối nitrit nên tương đối an toàn và dễ tiêu. (Ảnh minh họa).

Mầm của cây hương thung còn chứa ít hàm lượng muối nitrit nên tương đối an toàn và dễ tiêu. (Ảnh minh họa).

Mầm của cây tuyết tùng khá giòn và mềm, ta chỉ cần dùng muối và dầu vừng trộn cùng là sẽ có được món ăn với hương vị rất thơm ngon.

Tỏi mọc mầm

Nhiều người thường thắc mắc: Liệu tỏi nảy mầm có thể dùng tiếp được hay không? Kỳ thực, chỉ cần củ tỏi mọc mầm không bị mốc, không đổi màu là có thể tiếp tục sử dụng.

Mầm tỏi có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều so với tỏi thường. Hàm lượng các chất này tăng cao nhất vào ngày thứ 5 kể từ khi mọc mầm.

Bởi vậy, tỏi đã có mầm so với tỏi thường càng có tác dụng chống ung thư và làm chậm quá trình lão hóa.

Bên cạnh đó, người không quen ăn tỏi có thể thử ăn mầm tỏi. Mầm của loại củ này đặc biệt giàu chất xơ, vitamin C, vitamin A, carotene…

Những loại rau củ không nên ăn khi đã mọc mầm

Khoai tây: Mầm khoai tây có chứa solaine - một loại glyco-alkaloid đắng và độc. Chất độc này sẽ tập trung ở phần châm mầm, làm cho khoai tây bị đắng và độc tới mức không dùng được.

Khoai lang: Chất độc trong khoai lang mọc mầm có thể gây nôn mửa, đau bụng. Nếu thấy khoai có mầm, hãy khoét bỏ phần mầm và ngâm khoai trong nước muối rồi mới sử dụng.

Các loại khoai thường xuyên đứng đầu trong danh sách những loại củ quả không nên ăn khi đã mọc mầm. (Ảnh: nguồn internet).

Các loại khoai thường xuyên đứng đầu trong danh sách những loại củ quả không nên ăn khi đã mọc mầm. (Ảnh: nguồn internet).

Lạc: Quá trình mọc mầm không chỉ khiến cho dinh dưỡng của lạc bị giảm thấp mà còn làm hàm lượng nước tăng cao, dễ gây nhiễm độc, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ung thư gan.

Gừng: Khi bị nẫu hoặc mọc mầm, mặc dù gừng vẫn còn vị cay những sẽ gây nguy hiểm do chất lưu huỳnh sinh ra trong quá trình chế biến. Chất độc trong gừng mọc mầm hoặc dập nát đặc biệt gây hại cho gan, thậm chí còn khiến tế bào gan bị nhiễm độc, biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan.

Một số loại cây họ đậu: Tuy rau mầm họ đậu được mệnh danh là giàu dưỡng chất, vitamin thúc đẩy quá trình phát triển và chống lão hóa nhưng cũng khó tránh khỏi có "ngoại lệ".

Một số loại đậu như đậu ván, đậu mèo, đậu kiếm, đậu trứng chim có hàm lượng lớn glucozid sinh acid cyanhydric giống như trong măng và sắn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn mầm của những loại đậu này.

Theo Tri thức trẻ

TIN LIÊN QUAN