Đó là số liệu đưa ra tại hội thảo Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em: Thực trạng, thách thức và giải pháp do Ban Tuyên giáo T.Ư và Bộ LĐTB & XH tổ chức ngày 27-10, tại Đồ Sơn, Hải Phòng.

769721_small_67616.jpg

                                               Ảnh minh hoạ.

Phó Trưởng ban Tuyên giáo T.Ư Chu Văn Đạt nói gần đây, tình trạng tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em có xu hướng tăng cac đã cướp đi mạng sống của trẻ em, để lại hậu quả nặng nề cho các gia đình và xã hội. Tai nạn, thương tích là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em.

Ở Việt Nam, bình quân mỗi ngày có khoảng 20 trẻ tử vong, trong đó một nửa tử vong do đuối nước. Các nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ tử vong là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, ngã... bắt nguồn từ sự bất cẩn của cha mẹ và người chăm sóc. Tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước ở Việt Nam cao gấp 8 lần các nước có thu nhập cao. Ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, 84% số trẻ chết đuối là do không biết bơi...

Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ Chăm sóc Trẻ em (BVCSTE) Nguyễn Trọng An cho biết, 5 năm gần đây, số lượng TNTT trẻ em vẫn ở mức rất cao. Vùng đồng bằng sông Hồng có số trẻ em TNTT cao nhất, tiếp đến là Bắc Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Trung bình mỗi ngày cả nước có khoảng 10 trẻ em bị chết do đuối nước. Năm 2010, hơn 1 nghìn vụ xâm hại tình dục trẻ em được phát giác.
Mỗi năm, gần 300 trẻ bị bỏ rơi, buôn bán, bắt cóc. Khoảng ba triệu trẻ sống trong gia đình nghèo nên dễ dẫn đến tai nạn thương tích. Mỗi năm, ước tính tổng chi phí cho cấp cứu, điều trị, phục hồi chức năng, mất khả năng lao động, tử vong do tai nạn thương tích gây ra cho trẻ em hết khoảng 30 nghìn tỷ đồng. Ước tính, chi tiêu quốc gia cho TNTT trẻ em và khắc phục hậu quả trẻ em tử vong do hằng năm chỉ khoảng 11.000 tỷ đồng.

“Hiện nay công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em gặp nhiều thách thức. Đó là tình trạng bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ em gia tăng, vấn đề suy dinh dưỡng thể thấp còi, chất lượng giáo dục và tình trạng bỏ học, sân chơi trẻ em ít hơn sân chơi người lớn...

Bên cạnh đó là thiếu khung pháp lý toàn diện về bảo vệ trẻ em, một số quy định của luật pháp còn chưa cụ thể, còn nhiều khoảng trống dẫn đến tình trạng hiểu biết về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em còn hạn chế. Cục trưởng Cục BVCSTE Nguyễn Hải Hữu nói.


(Theo Tiền phong)