Trên thế giới, việc một ông chủ sở hữu nhiều hơn một CLB không thiếu, nhưng cả FIFA, UEFA và AFC cũng đều cấm ngặt chuyện 2 đội bóng của một ông chủ cùng tham dự một giải đấu, bởi chẳng cần suy nghĩ xa xôi cũng đủ thấy những hậu quả có thể xảy ra nếu chấp nhận cho sự tồn tại này.

Bóng đá Việt Nam sau hơn 10 năm lên chuyên, việc tưởng chừng như không thể này lại đang trở thành điều hiển nhiên khi ở V.League, bầu Hiển một mình sở hữu tới 2 đội bóng là HN.T&T và SHB.Đà NΩng. "Noi gương" bầu Hiển, bầu Thuỵ cũng sở hữu 2 đội bóng ở giải hạng Nhất... Giới chuyên môn cho rằng, nếu VFF cứ "giữ thái độ im lặng" thì việc một ông chủ sở hữu nhiều hơn con số 2 đội bóng cùng 1 giải đấu là điều chẳng ai có thể nói trước, miễn là ông chủ đó có đủ tiền.


Trong những hoàn cảnh bình thường thì không ai nói gì, nhưng đến khi "nước sôi lửa bỏng", 2 đội bóng cùng một chủ sở hữu chẳng lẽ đứng nhìn nhau "chết"? Việc SHB.Đà NΩng căng mình ra đá ở vòng 20 V.League vừa qua là "một mũi tên trúng 2 đích" khi họ vừa rút ngắn khoảng cách với SLNA và cũng vừa tạo cơ hội cho HN.T&T bám đuổi đội bóng xứ Nghệ. Ở vòng đấu cuối, nếu không thể lên ngôi vô địch thì HN.T&T sẽ cố sống cố chết cầm chân SLNA nhằm tạo cơ hội cho SHB.Đà NΩng. Mọi người cho rằng, trên con đường đến ngôi vô địch mùa này, SLNA đang rơi thế "1 chống 2" với các đội bóng của bầu Hiển.


Còn nhớ ở mùa bóng 2010, với quyết tâm cực lớn đưa chức vô địch về mừng Đại lễ 1000 năm của Thủ đô, bầu Hiển đã không chỉ đầu tư lực lượng, vung tiền thưởng cho đội bóng mà còn làm rất nhiều các động tác để "dọn đường" cho HN.T&T tiến về đích một cách an toàn nhất, trong đó có cả việc SHB.Đà NΩng chủ động buông chức vô địch ngay từ đầu.


Bây giờ ở V.League không còn kiểu liên minh "tay 3", " tay 4", nhưng nó được che giấu một cách tinh vi, dưới hình thức khác. Để xảy ra tình trạng này, lỗi thuộc về VFF khi "tạo kẽ hở" để cho một ông bầu có thể sở hữu nhiều đội bóng khác nhau.


Đức Dũng