Bộ GD&ĐT vừa yêu cầu các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng và các đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chế độ phụ cấp lương hiện hành đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý.
Theo đó, về các chế độ phụ cấp lương, đề nghị báo cáo, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế trong các quy định về: Đối tượng hưởng phụ cấp, điều kiện áp dụng, mức hưởng, cách chi trả phụ cấp của từng loại phụ cấp lương đối với các đối tượng thuộc phạm vi quản lý, gồm:

 

images1018330_1_oaos.jpg
Phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo; phụ cấp khu vực;
 
Phụ cấp đặc biệt; phụ cấp thu hút; phụ cấp lưu động; phụ cấp độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên nhà giáo;
 
Phụ cấp ưu đãi theo nghề; phụ cấp trách nhiệm theo nghề; phụ cấp trách nhiệm công việc; phụ cấp công tác lâu năm ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; hụ cấp công vụ; hụ cấp khác (nếu có)…
 
Về trả thu nhập tăng thêm cho người lao động: Đề nghị báo cáo, đánh giá những mặt được, mặt hạn chế về thực hiện quy định chi trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
 
Nguồn đảm bảo tiền lương, phụ cấp lương, báo cáo kinh phí từ ngân sách nhà nước; kinh phí từ nguồn thu sự nghiệp theo quy định của Nhà nước.
 
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu các đơn vị đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung đối tượng, điều kiện áp dụng, mức hưởng, cách chi trả phụ cấp lương, thu nhập tăng thêm cho người lao động và hệ số tiền lương tăng thêm hiện hành trong mối tương quan giữa các ngành, nghề; lý do đề xuất.
Theo GD&TĐ