(Baonghean.vn) - Cũng giống như Việt Nam, Tết Nguyên đán là ngày lễ lớn nhất trong năm của nhiều nước châu Á. Tết Nguyên đán đánh dấu sự kết thúc của mùa Đông, khởi đầu mùa Xuân mới, mang đến những hy vọng về mọi sự may mắn tốt lành. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có những nét văn hóa ẩm thực ngày Tết đặc sắc khác nhau.

1. Trung Quốc

Văn minh Trung Hoa là khởi nguồn của ngày Tết Âm lịch Đông Á và Trung Quốc hiện tại là quốc gia còn ăn Tết Âm lịch lớn nhất thế giới. Trong ngày Tết cổ truyền, các gia đình ở Trung Quốc đều chuẩn bị món món sủi cảo, vì vậy, đây có thể xem là món ăn “Quốc hồn quốc túy” không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền của người Trung Quốc.

images1796378_k_t_qu__h_nh__nh_cho_s_i_c_o___m_n__n_truy_n_th_ng_c_a_trung_qu_c_5873a4517b6b7.jpgSủi cảo - Món ăn “Quốc hồn quốc túy” của người Trung Quốc. Ảnh internet

Sủi cảo là món ăn tượng trưng cho sự may mắn và sự giàu có, những chiếc sủi cảo được nắn trông giống những đồng tiền cổ của Trung Quốc. Người Trung Quốc ăn sủi cảo dịp đầu năm để mong cho một năm nhiều tiền tài, hy vọng một tương lai tươi sáng.

Sủi cảo được làm khá cầu kỳ với nhân gồm có rau trộn với thịt bằm. Trong lúc nấu sủi cảo người Trung Quốc quan niệm phải thêm 3 lần nước lạnh ngụ ý “phúc đi rồi lại đến”. Sủi cảo được nấu xong sẽ được dọn ra 2 bát đầu tiên để dâng lên cúng, bát thứ nhất để thờ cúng tổ tiên, bát thứ hai để cúng thần thánh trong nhân gian và bắt đầu bát thứ 3 là gia đình được ăn.

2.  Singapore

Món ăn truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán của người Singapore có tên là Yu Sheng. Ảnh internet

Yu Sheng là một loại gỏi với nguyên liệu chính là cá hồi sống và rau củ bào sợi. Yu Sheng gồm rất nhiều các loại rau củ bào sợ đủ màu sắc mang những ý nghĩa khác nhau: cà rốt cầu cho phát đạt, dưa leo cầu trẻ mãi không già, thêm dầu lên trên các nguyên liệu để ngụ ý tăng may mắn, phát tài. Sự đa màu sắc của món ăn giúp cho người Mã Lai tin vào một năm mới tươi sáng, nhiều may mắn.

Yu Sheng – món gỏi cá đa màu sắc mang may mắn cho người Singapore. Ảnh internet

Khi thưởng thức Yu Sheng người ăn sẽ xới tung các nguyên liệu lên càng cao càng tốt, không được để rơi ra ngoài, sau đó hét lên “Lohei – từ này có nghĩa là trộn đều, nó còn đồng âm với từ Thịnh vượng. Người Mã Lai dọn Yu Sheng ra và không quên đặt kèm những bao lì xì bên cạnh.

3. Hàn Quốc

Người Hàn Quốc cũng có phong tục đón Tết Âm lịch như ở Việt Nam, năm mới chính thức bắt đầu từ 1/1 Âm lịch, Tết năm mới của người Hàn có tên gọi là Tết Seolla. Trong Tết Seolla, người Hàn quan niệm đồ ăn phải được tự tay người trong nhà chế biến để dâng lên bàn thờ Tổ tiên thì mới đem lại nhiều tài lộc.

Canh Ttok-kuk – món ăn truyền thống dịp Tết Seolla. Ảnh internet

Các món ăn ngày Tết của Triều Tiên rất phong phú với hơn 20 món, trong đó không thể thiếu món Ttok-kuk - món ăn được làm từ nước cơm, với bánh gạo và đậu xanh. Ttok-kuk có ý nghĩa là “tăng xuân”, người Triều Tiên tin rằng vào ngày đầu tiên của năm mới nếu dùng một bát Ttok-kuk thì họ sẽ được thêm một tuổi nữa bởi họ quan niệm khi họ thêm một tuổi là khi hết năm cũ chứ không phải sau ngày sinh nhật như những nơi khác.

4. Mông Cổ

Ở Mông Cổ, năm mới Âm lịch được gọi là Tết tháng trắng (người dân địa phương gọi là Tsagaan Sar). Ở đất nước thảo nguyên rộng lớn này, cừu đông hơn người. Hầu hết các món ăn ngày Tết của người Mông Cổ đều chế biến từ sữa cừu và trên mâm cỗ lúc nào cũng có thịt cừu nướng.

Một bàn tiệc đón Tết Âm của người Mông Cổ. Ảnh internet

Ngoài ra, còn có các sản phẩm làm từ sữa, bánh buuz (giống như bánh bao), thịt bò, sữa dê, cơm ăn cùng với sữa đông; hay cơm ăn chung với nho khô, thịt ngựa, bánh buuz, sữa ngựa lên men hoặc rượu vodka trộn sữa.

5. Việt Nam

Tết Nguyên đán của Việt Nam bắt đầu vào ngày 1/1 Âm lịch, là dịp lễ lớn nhất trong năm. Trong dịp này, Bánh chưng, bánh dày là loại bánh đặc trưng và điển hình nhất trong ngày Tết cổ truyền Việt Nam. Là món bánh vừa gắn liền với truyền thuyết dân tộc lâu đời, lại vừa có nhiều ý nghĩa sâu xa về vũ trụ.

Bánh chưng hình vuông, màu xanh, tượng trưng trái Đất, âm. Bánh dầy hình tròn, màu trắng, tượng trưng Trời, dương, thể hiện triết lý Âm Dương, Dịch, Biện chứng Đông Phương nói chung và triết lý Vuông Tròn của Việt Nam nói riêng. 

Bánh chưng âm giành cho Mẹ, bánh dầy dương giành cho Cha. Bánh chưng bánh dầy là thức ăn trang trọng, cao quí nhất để cúng Tổ tiên, thể hiện tấm lòng uống nước nhớ nguồn, nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục to lớn, bao la như trời đất của cha mẹ. Bánh chưng là thức bánh mà hoàng tử Lang Liêu đời Vua Hùng thứ 16 đã sáng tạo ra nhằm thể hiện lòng biết ơn với cha ông và đất trời xứ sở. 

Bánh chưng, bánh tét là một trong những thứ không thể thiếu trong ngày Tết của người Việt. Ảnh internet

Nguyên liệu chính làm nên chiếc bánh chưng chính là gạo nếp như nhấn mạnh tầm quan trọng của cây lúa và thiên nhiên trong nền văn hoá lúa nước, ngoài ra còn có đậu xanh, thịt lợn, lá dong được gói ghém vuông vức và đem luộc chín. Bánh rất thơm, dền và xanh ngắt màu xanh của lá.

Bên cạnh đó, mâm cỗ Tết của Việt Nam còn có nhiều món đặc trưng như dưa món, làm từ củ kiệu, củ cải, cà rốt ngâm với nước mắm, đường... để ăn kèm với các món ăn khác trong ngày Tết; thịt gà, thịt đông ở miền Bắc và thịt kho hột vịt ở miền Nam.

Hoa Lê

(Tổng hợp) 

TIN LIÊN QUAN