Việc tôn kính Thánh gia trong giáo hội Công giáo chính thức bắt đầu vào thế kỷ 17, với ý nghĩa giới thiệu cho các gia đình Công giáo về một gia đình kiểu mẫu trong Kinh Thánh để học tập theo. Giáo hội Công giáo đã tôn vinh gia đình trần thế của Thiên chúa (Đấng khai sinh, sáng lập đạo Công giáo) gồm: cha là Giuse, người mẹ là Maria và người con trai là Giêsu và xem đó là mẫu hình để vươn tới, hoàn thiện đời sống gia đình.

y-nghia-cua-le-kinh-gia-that-trong-dao-cong-giao-hinh-anh-1.jpgĐây là dịp để các cặp vợ chồng kỷ niệm ngày cưới. Ảnh: Internet
Đây cũng là dịp để những thành viên trong gia đình nhớ về công lao của cha, mẹ và thêm gắn bó với gia đình của họ.

Trong thánh lễ kính Thánh gia, Giáo hội Công giáo, ngoài ôn lại hành trình dâng hiến, chấp nhận hy sinh của gia đình trần thế của Thiên chúa để cứu độ, giải thoát nhân loại, sẽ có một phần quan trọng là lễ mừng kỷ niệm ngày cưới theo từng năm của các gia đình với ý nghĩa chúc mừng và khích lệ các đôi hôn nhân trong dịp kỷ niệm thành hôn và nhắc nhở các thành viên cùng soi xét lại bản thân để giữ gìn đời sống gia đình và noi gương cho thế hệ đi sau.

Lễ mừng ngày cưới được tổ chức theo từng giai đoạn "ngọc khánh", "ngân khánh" hay "kim khánh".

Cùng với những biến cố đang diễn ra ngày càng nhiều đối với nhiều gia đình, Giáo hội Công giáo đang cố gắng đề cao và kêu gọi đông đảo tín hữu cùng tham gia để họ ý thức hơn về đời sống gia đình, chung tay dựng xây với những ý nghĩa nhân văn, thực sự là nơi giáo dục, sẻ chia, ươm mầm các nhân tố tích cực cho xã hội.

Tại Giáo phận Vinh, lễ kính Thánh gia được tổ chức khá trọng thể, Thánh gia cũng được chọn làm bổn mạng (thánh Quan thầy) cho nhiều giáo xứ, nên việc tổ chức lễ kính Thánh Gia thường với quy mô lớn, quy tụ nhiều người.