(Baonghean.vn) - Mường Đán là tên gọi chung dành cho hai bản Na Sái và Hủa Mương (Xã Hạnh Dịch, Quế Phong). Bản cổ Mường Đán của đồng bào Thái ở mạn 'Chín bản mười mường' này còn lưu giữ được rất nhiều nét đặc sắc về văn hóa. Mường Đán còn là một trong số ít các bản làng ở miền Tây xứ Nghệ có những ngôi nhà sàn lợp bằng mái sa mu.
Nói đến những ngôi nhà lợp mái sa mu người ta vẫn thường chỉ nghĩ ngay rằng đến đồng bào dân tộc Mông sống cheo leo trên các đỉnh núi. Không nhiều người biết rằng có cộng đồng người Thái cũng có những mái nhà sa mu Xuất phát từ các thuận lợi về tài nguyên, đồng bài Thái vùng Mường Đán đã biết dùng gỗ sa mu để lợp mái nhà sàn từ hàng trăm năm trước. Đến nay, vùng Mường Đán có khoảng 195 hộ dân, trong đó bản Na Sái có 125 hộ và bản Hủa Mương có gần 75 hộ dân. Đây được xem là vùng bản cổ nhất của một trong những mường xưa ở Quế Phong. Những người dân trong bản, đặc biệt là các bà lão còn hiểu và giữ được rất nhiều phong tục tập quán của đồng bào mình. Trong ảnh, cụ bà đang dạy cách quàng chiếc khăn piêu cho một cô gái trẻ. Nghề dệt vải được xem là một nghề truyền thống của phụ nữ đồng bào Thái nơi đây, những họa tiết trong trang phục của phụ nữ ở đây hết sức tinh xảo Chiếc gùi là dụng cụ lao động gắn liền với những người phụ nữ của đồng bào Thái nơi đây. Dù làm gì, đi đâu, hầu như những người phụ nữ ở Mường Đán không quên mang theo chiếc gùi trên lưng của mình. Hiện nay, việc sản xuất nương rẫy đã thay bằng sản xuất lúa nước, với mỗi năm hai vụ. Nhờ vậy, đời sống của người dân nơi đây đã đổi thay nhanh chóng. Các mô hình trồng dưa, bí ngồi, bí siêu ngọn... đang được xã Hạnh Dịch thí điểm và bắt đầu nhân rộng mô hình. Để có gạo để nấu rượu cần thì người dân ở bản vẫn phải dùng cối để giã gạo. Có dùng bằng thủ công thi vò rượu cần mới thơm. NPV