Dù pháo điện từ của Mỹ có tốc độ 7.000km/h, tuy nhiên tốc độ này chỉ bằng 1/3 loại súng điện từ Nga đang phát triển.

Thông tin Nga đang phát triển súng điện từ được đích thân ông Franz Klintsevich, Thượng nghị sĩ và Phó chủ tịch thứ nhất Uỷ ban an ninh và quốc phòng thuộc Hội đồng Liên bang Nga cho biết.

"Những gì Mỹ tuyên bố về pháo điện từ của họ không gây bất ngờ cho chúng ta vì Nga đã bắt tay vào phát triển loại vũ khí tương tự từ lâu", ông Franz Klintsevich tuyên bố.

Trong khi đó, tờ Rossiyskaya Gazeta (RG) của Nga hôm 31/5 bất ngờ tiết lộ rằng súng điện từ của Nga hiện được Viện nghiên cứu nhiệt độ cao (thuộc Viện Hàn lâm khoa học) ở Shatura nghiên cứu hiện đã có những thử nghiệm thành công và đạt tốc độ nhanh gấp 3 lần pháo điện từ Mỹ.

Lần đầu tiên Nga công khai hình ảnh súng điện từ.

Ông ông Alexey Shurupov, giám đốc Viện nghiên cứu nhiệt độ cao thuộc Viện Hàn lâm khoa học Nga ở Shatura cho biết:

"Trong các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng tôi đã thử súng điện từ bắn viên đạn nặng chỉ vài chục gram bay với tốc độ đến 6,25 km/s (22.500 km/h), tốc độ này rất gần tốc độ vũ trụ cấp 1".

Với tốc độ kinh hoàng của viên đạn do phòng thí nghiệm nói trên ở Nga thực hiện, không lớp bảo vệ nào của các thiết bị quân sự hiện tại có thể chống đỡ nổi, từ tàu chiến, xe tăng, máy bay. Và nó được cho rằng bay nhanh gấp 3 lần tốc độ pháo điện từ Mỹ trong thử nghiệm (7.000km/h).

Theo nhận định của những chuyên gia hàng đầu về quốc phòng, thành công với vũ khí điện từ có thể làm thay đổi bản chất các cuộc hải chiến trong tương lai.

Bởi so với tên lửa, vũ khí điện từ có nhiều lợi thế về chi phí sử dụng rẻ, bảo quản dễ dàng và hiệu năng chiến đấu cao. Thực tế, chiến hạm dù có lớn tới đâu cũng chỉ mang được một số lượng đạn tên lửa nhất định.

Khi sử dụng hết để nạp lại, chiến hạm buộc phải quay về cảng hoặc hệ thống chuyên dụng để nạp đạn. Vũ khí điện không cần điều này vì cơ cấu đạn nhỏ, có thể dễ dàng vận chuyển như đạn pháo thông thường, thậm chí là tiếp vận ngay trên biển.

Trong tác chiến, đạn tên lửa có thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố gây nhiễu có thể trượt mục tiêu nếu hệ thống dẫn đường bị vô hiệu hóa. Đối với vũ khí điện từ thì không.

Khả năng bay thuần quán tính, tốc độ siêu thanh, đầu đạn tấn công có phản xạ tiết diện nhỏ nên việc ngăn chặn hoặc gây nhiễu chúng gần như là không thể. Với sơ tốc đầu đạn lớn, khả năng phá hủy của đạn pháo ray điện bắn ra không khác gì với các đầu đạn mang thuốc nổ hạng nặng.

Về giá thành, mỗi tên lửa tấn công có giá tới hàng trăm tới hàng triệu USD cho mỗi đơn vị, còn mỗi đơn vị đạn pháo ray điện từ sử dụng chỉ khoảng vài chục nghìn USD. Trong khi đó, tầm bắn của pháo ray điện đã đạt gần tương đương so với các dòng tên lửa phổ biến hiện nay.

Theo Báo Đất Việt

TIN LIÊN QUAN