(Baonghean.vn) - Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên - DPRK ngày 31/5 đã ca ngợi ứng cử viên sáng giá cho vị trí tổng thống Mỹ - Donald Trump là một "chính trị gia khôn ngoan" và " có tầm nhìn chiến lược", là người có khả năng giúp thống nhất 2 miền liên Triều.
 
Một bài xã luận trên kênh DPRK Today ngày 31/5, có đoạn hoan nghênh đề xuất tổ chức các cuộc đàm phán trực tiếp với lãnh đạo Kim Jong-un của ông Trump và cho rằng vị ứng cử viên của Đảng Cộng hòa có thể mang lại sự thành công cho chính sách "Yankee trở về nhà" của Bình Nhưỡng.
 
 
image_7389423.jpgHình ảnh chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un và ứng cử viên Đảng Cộng hòa Donald Trump (Ảnh: Reuters)
Bài xã luận dẫn lại lời phát biểu của ông Trump hồi tháng 3/2016, trong đó ông đề nghị Mỹ sẽ rút lực lượng quân sự từ Seoul trở về nước nếu Hàn Quốc không gia tăng chi tiêu quốc phòng.
 
Ngoài ra bài xã luận còn kêu gọi cử tri Mỹ không nên bầu chọn cho ứng viên của Đảng Dân chủ, bà Hillary Clinton.
 
"Người dân Mỹ không nên bỏ phiếu bà Clinton - người tuyên bố sẽ áp dụng mô hình tại Iran để giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên. Trong khi đó, ông Trump tuyên bố sẽ tổ chức đối thoại trực tiếp với Triều Tiên".
 
Nhận xét về bài xã luận trên có nhiều ý kiến trái chiều được đưa ra. Vị học giả Triều Tiên - ông Han Yong-mook cho biết có rất nhiều khía cạnh tích cực trong "chính sách khích tướng" của ông Trump, trong đó nhấn mạnh việc ông Trump cam kết sẽ không can thiệp vào các vấn đề giữa 2 miền Triều Tiên là 1 điều may mắn đối với Triều Tiên.
 
Tuy nhiên, giáo sư Aidan Foster-Carter của Đại học Leeds cho biết. "Bài xã luận hiện chưa phải là tuyên bố chính thức của chính phủ Triều Tiên, tuy nhiên đó có thể là hành động thăm dò của Bình Nhưỡng. Đối với chúng ta, nó như là 1 lời nhắc nhở kịp thời cho các kế hoạch của ông Trump tại bán đảo Triều Tiên. Nếu khẩu hiệu" Yankee trở về nhà" trở thành sự thật thì ngày đó sẽ là ngày thống nhất 2 miền liên Triều".
 
John Feffer, Giám đốc Cơ quan Chính sách Ngoại giao Mỹ, cho biết bài xã luận được đưa ra với mục đích phá vỡ chính sách kiên nhẫn của Washington.
 
"Ông Trump được xem như hình tượng Dennis Rodman của nền chính trị Mỹ - kỳ quặc, rực rỡ và chấp nhận rủi ro. Tại thời điểm này, ông mới chỉ là một người ngoài cuộc. Tuy nhiên Bình Nhưỡng đang hy vọng rằng ông sẽ được bầu làm Tổng thống và thông qua các cam kết của mình, cán cân chính trị ở Mỹ và ảnh hưởng tại Triều Tiên sẽ thay đổi".
 
Bài xã luận được đưa ra trong bối cảnh các cuộc đối thoại giữa Seoul và Washington đang diễn ra liên tục. Kể từ ngày 17/5, Bình Nhưỡng tuyên bố sẽ cải thiện quan hệ với Seoul, và thông báo với chính phủ Hàn Quốc, Triều Tiên sẵn sàng nối lại đàm phán quân sự liên Triều.
 
Sau đó, Hàn Quốc đã bác bỏ lời kêu gọi đàm phán hòa bình của Bình Nhưỡng, nhưng Bình Nhưỡng nhất quyết theo đuổi ý định giải quyết bế tắc liên Triều hiện tại thông qua đối thoại.
 
Thanh Hiền
(Theo The Guardian)