Mặc dù là dự VCK U23 châu Á 2020 với tư cách Á quân và đặt mục tiêu có vé dự Olimpic Tokyo 2020 nhưng quả thật những người am hiểu chuyên môn đều không mấy buồn khi chúng ta sớm rời Thái Lan. Thực lực U23 Việt Nam chỉ có thế!
Khoảng trống kế thừa
Nhưng nếu cuối năm 2021, với tư cách là chủ nhà mà U22 Việt Nam không bảo vệ được chiếc HCV SEA Games thì chả còn gì để bào chữa. Việc SEA Games 31 sẽ được tổ chức vào tháng 11 năm sau, nghĩa là ông Park và VFF chỉ còn đúng V.League 2020 để tìm chọn tài năng mới.
Sau khi chia tay VCK U23 châu Á 2020, ông Park chỉ còn đúng 6 gương mặt còn đủ tuổi tham dự SEA Games 31 và giải U.23 châu Á 2022. Đó là thủ môn Văn Toản, thủ môn số 3 Y Eli Niê (2001), trung vệ Việt Anh (sinh năm 1999); tiền vệ Bảo Toàn, Hữu Thắng, tiền đạo Mạnh Dũng (sinh 2000).
Trong số này chỉ Việt Anh và Bảo Toàn được ra sân, thực tế Bảo Toàn cũng chỉ 20 phút cuối trận thua Triều Tiên, 4 cái tên còn lại không ra sân phút nào. Lực lượng kế thừa yếu cũng khiến chúng ta phải sớm rời Thái Lan, dù ông Park có trong tay 7 nhà á quân 2 năm trước, trong đó có 4 người đá chính.
Văn Hậu sẽ là cái tên sáng giá nhất tại SEA Games 31 tại Việt Nam. Ảnh VFF.
Chúng ta có thể kể thêm vào khuôn mặt đã được gọi vào tuyển U23 Việt Nam nhưng bị loại vào giờ chót như các hậu vệ Đặng Văn Tới (Hà Nội), Quang Nho (HAGL), Thiện Đức (B.BD); tiền vệ Trọng Đại và tiền đạo Danh Trung (Viettel). Như vậy, một khoảng trống về số lượng, chất lượng U22 Việt Nam trong tương lai đã được bộc lộ.
Có thể khi đó Đoàn Văn Hậu (sinh năm 1999) sẽ là thủ lĩnh của U23 Việt Nam bảo vệ tấm HCV SEA Games. Thực ra, có thể nói hậu vệ này là cầu thủ duy nhất có thể sánh vai với thế hệ Quang Hải, Đức Chinh, Đình Trọng… vừa dành HCV tại SEA Games trên đất Philippens. Nếu tiếp tục giữ được phong độ thì thủ môn Văn Toản chính là cái tên thứ 2 được kỳ vọng.
Rõ ràng, V.League 2020 và cả giải hạng Nhất phải tìm kiếm thêm độ 30 khuôn mặt mới để chọn lựa thêm độ 10 cái tên bổ sung cho đội hình U22 Việt Nam trong tương lại. Đây là một việc không hề dễ, bởi tại VCK U.23 châu Á 2020 cho thấy chúng ta đang có sự hụt hẫng khá lớn ở lớp kế thừa và là bài học về công tác tuyển chọn, đào tạo, thi đấu một cách có hệ thống.
Việc tại V.League các đội vẫn tranh nhau sử dụng các cầu thủ xấp xỉ 40 như Lê Văn Phú (TP.HCM), Đỗ Merlo (Nam Định)… cho thấy dường như các HLV chưa sẵn sàng sử dụng các cầu thủ trẻ. Ngoài HAGL, Hà Nội đang có sự tự tin nhất định thì V.League 2020 có thêm Nam Định, SLNA đang đôn hàng loạt cầu thủ trẻ tham dự giải vì không có tiền mua cầu thủ.
Kỳ vọng vào cầu thủ trẻ SLNA
Ngoại trừ Giải vô địch U21 quốc gia, các cầu thủ trẻ của chúng ta hiện tại hầu như chỉ tập “chay”, rất hiếm khi được ra sân thi đấu. Các CLB V.League và hạng nhất lại thường sử dụng sơ đồ 4 hậu vệ nên U23 Việt Nam tìm trong 40 cầu thủ không có được 2 tiền vệ wing-back.
Với khán giả xứ Nghệ người ta kỳ vọng trong độ gần 10 cái tên mới như Thành Lâm, Bá Sang, Văn Lắm, Văn Việt…vừa được đôn lên đội 1 sẽ có cầu thủ tỏa sáng và có tên trong đội hình dự SEA Games 31 sắp tới. Ảnh BNA
Đã đến lúc VFF và các CLB phải ngồi lại với nhau, tìm nguồn tài trợ để tổ chức thêm các giải trẻ. Các HLV hãy mạnh dạn trao cơ hội cho các tuyển thủ trẻ ra sân, cân bằng quyền lợi CLB và danh dự bóng đá quốc gia. Có thể chúng ta tái tổ chức mô hình giải đấu dành cho đội hình dự bị của các CLB song song theo lịch đấu và diễn ra 1 ngày ngay sau Giải vô địch quốc gia như trước đây.
Với khán giả xứ Nghệ người ta kỳ vọng trong độ gần 10 cái tên mới như Thành Lâm, Bá Sang, Văn Lắm, Văn Việt…vừa được đôn lên đội 1 sẽ có cầu thủ tỏa sáng và có tên trong đội hình dự SEA Games 31 sắp tới.