Ngày nay, mật ong thường được sử dụng để tiêu diệt siêu vi trùng trong phòng thí nghiệm cũng như phục hồi vết thương ở bệnh nhân.
 
Ngày nay, mật ong thường được sử dụng để tiêu diệt siêu vi trùng trong phòng thí nghiệm cũng như phục hồi vết thương ở bệnh nhân, nhưng vấn đề là tại sao loại mật quý này lại chỉ được sử dụng một cách có giới hạn ở Anh? 
 
Những lợi ích trị thương
 
Những thuộc tính kháng khuẩn của mật ong đã được biết đến từ ngàn xưa, các thầy thuốc ở cả Hy Lạp và Ai Cập cổ đại đều cho rằng nó là vị thuốc hiệu dụng. Mật ong cũng đã từng được dùng để điều trị vết thương cho bệnh nhân dưới thời Chiến tranh Thế giới thứ hai. 
 
Danh tiếng của mật ong đã rơi vào quên lãng trong thế kỷ 20 sau khi khám phá ra penicillin được sử dụng làm thuốc kháng sinh để chống nhiễm khuẩn. 
 
Nhưng khi mà sự kháng kháng sinh đang đặt trên bàn nghị sự toàn cầu hôm nay, thì các nhà khoa học và bác sĩ lại làm việc cùng nhau nhằm nhấn mạnh rằng mật ong có những đặc tính tối ưu trong việc ngăn ngừa vi khuẩn đe dọa tính mạng.
images1023479_9.jpgNghiên cứu dài hạn của GS. Rose Cooper về mật ong sản xuất từ hoa của loài cây Manuka ở New Zealand.
Các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, mật ong đã điều trị thành công các vết thương nguy hiểm như loét, chấn thương và nhiễm trùng thông qua phẫu thuật, làm giảm sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh và cung cấp một hướng thay thế chất khử trùng có thể gây nguy hại đến các mô đã lành. 
 
Những miếng lọc hay gạc y tế có mật ong đã được cấp phép, dùng để làm sản phẩm trị vết thương trên khắp thế giới. 
 
Tuy nhiên, những cuộc thử nghiệm điều trị lâm sàng một cách ngẫu nhiên theo quy mô lớn diễn ra ở Anh vẫn khá thấp nếu so với các hướng điều trị khác bằng việc sử dụng bạc và iodine. Mặt khác, sản phẩm thiên nhiên này cũng thu hút ánh mắt hoài nghi từ các nhà khoa học y tế.
 
Ông Sam Edwards, một kỹ sư bảo trì đến từ Wrexham, xứ Wales (Anh) là một bệnh nhân đã được bình phục nhờ mật ong, sau khi cơ thể ông bị mắc một chứng bệnh về da hiếm gặp hình thành từ vết thương nhiễm khuẩn Mycobacterium marinum. Sam Edwards nhớ lại: 
 
"Cơn đau do nhiễm trùng giống như cách mà tôi ngồi trong một bể dầu sôi sùng sục suốt 24 giờ một ngày. Tôi phải ngồi xe lăn suốt một thời gian dài cũng như nhẵn mặt lưu trú trong bệnh viện". 
 
Dùng thuốc kháng sinh đã gây ra vàng da, còn các bác sĩ lại nói đến các đợt phẫu thuật khiến Sam buộc phải nghĩ tới những phương pháp điều trị thay thế, dù cố gắng nhưng vẫn không thành công.
 
Tháng 12/2012, tình cờ Sam được giới thiệu dùng miếng băng mật ong Manuka từ một bác sĩ đường phố ở Venezuela. 
 
Tháng giêng năm 2014, Sam tìm thấy một nhà cung cấp Anh cho sản phẩm này và bắt đầu việc điều trị. Sam nhớ lại: "Nó đã làm thay đổi cuộc đời tôi. Chỉ trong vòng 5 tháng điều trị tôi đã gần như lành bệnh. Thật là kỳ diệu!". Mật ong Manuka đến từ loài hoa của cây Manuka có xuất xứ ở New Zealand và đã dùng làm thuốc tại Anh trong vòng 10 năm qua.
 
Kết quả nghiên cứu khoa học chuyên sâu
 
GS. Rose Cooper (từ Trung tâm khoa học y sinh học ở Đại học Đô thành Cardiff, Anh), bà là người đã đi đầu trong nghiên cứu kể từ cuối thập niên 1990. 
 
Bằng cách sử dụng kính hiển vi điện tử có thể hé lộ cấu trúc của vi khuẩn - bà Rose Cooper đã cho thấy nồng độ thấp của mật ong đã chặn đứng vi khuẩn, kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và vì thế không thể diễn biến thành nhiễm trùng. 
 
Bằng cách kết hợp mật ong với Oxacillin và các kháng sinh khác cũng đã chứng minh là có khả năng hiệu quả trong việc chống lại vi khuẩn kháng kháng sinh.
 
Hiện tại, bà Cooper đang điều tra làm thế nào mà các vi khuẩn khác nhau lại có thể ảnh hưởng theo những cách khác nhau bởi sự tác động của mật ong Manuka, bà tin rằng mật ong có ứng dụng rộng rãi hơn là chỉ tiêu diệt vi khuẩn. 
 
GS. Rose Cooper nói rằng bà cảm thấy khó khăn khi công bố các nghiên cứu của mình, song bà cũng thừa nhận các tiêu chuẩn khoa học của nghiên cứu lâm sàng có sự hiện diện của mật ong. Trong thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu vẫn đang diễn ra ở quy mô nhỏ song các kết quả đạt được lại hết sức khích lệ.
 
TS. Matthew Dryden, chuyên gia cố vấn về nhiễm trùng và vi sinh học BV Hampshire đã nhìn thấy một lượng lớn các vết thương ở bệnh nhân đã bình phục nhờ sử dụng mật ong. Ông Dryden đã chế tạo ra một loại băng vết thương gọi là Surgihoney, có tính năng chống lại vi khuẩn từ những vết thương bị nhiễm trùng. 
 
Surgihoney tiêu diệt tất cả các loại vi trùng bao gồm loại kháng thuốc như MRSA, Ecoli và Pseudomonas Aeruginos, ảnh hưởng của nó có thể so sánh với chất khử trùng, mà có thể gây ra tác dụng phụ. 
 
Đối với các vết loét, bằng cách sử dụng Surgihoney, chỉ trong vòng 8 ngày, các vi khuẩn đã hoàn toàn biến mất, diện mạo vết loét trở nên tốt hơn đồng thời bệnh nhân có thể ra viện.
 
TS. Matthew Dryden cũng chỉ ra rằng, bằng cách sử dụng Surgihoney dùng để băng bó vết thương sau khi thực hiện thủ thuật mổ tử cung lấy con cũng cho ra kết quả chống nhiễm trùng cực cao.
 
Sản phẩm cũng có ứng dụng cao với các bệnh nhân ung thư được điều trị hóa trị liệu thông qua đường tĩnh mạch. Giống như GS. Rose Cooper, TS. Matthew Dryden cũng tin rằng các sản phẩm mật ong có nhiều tiềm năng sử dụng và sẽ được dùng cho các thử nghiệm điều trị ngẫu nhiên. 
 
Song sự từ chối lại đến từ Viện Nghiên cứu sức khỏe quốc gia (NIHR). TS. Dryden phát biểu: "Bất chấp những lợi ích rõ ràng về điều trị, việc sử dụng sản phẩm tự nhiên vẫn bị xem là không khoa học. Nhưng chúng tôi vẫn đoán chắc rằng dựa trên các kết quả đạt được, khoa học phải công nhận về nó".
 
Nhóm phát triển ra sản phẩm Surgihoney hiện đang thảo luận với vài công ty về việc tung nó ra thị trường. Ý tưởng bắt đầu tại một nông trang ở Chile được làm chủ bởi cựu giám đốc điều hành Ian Staples. 
 
Sau khi nuôi ong ở nông trại, Staples nhận ra rằng mật ong không làm hỏng tổ, cho thấy nó có chất kháng khuẩn tự nhiên. Thực vậy, một loại enzym có trong các sản phẩm mật ong đã tạo ra hydrogen peroxide, đây chính là chất khử trùng tốt. Staples quả quyết: "Các bác sĩ nói rằng đây là một đột phá lớn tương tự như penicillin. Chúng tôi đang đặt cược vào nó".
 
Ông Staples ước tính rằng, các tổ chức y tế ở Anh hiện đang chi ra không đầy 3 triệu bảng Anh (hay 5,1 triệu USD) mỗi năm để mua các sản phẩm băng mật ong, so với số tiền 16 triệu bảng Anh (hay 27,2 triệu USD) hàng năm về các sản phẩm bạc khử trùng. 
 
Staples cho biết: "TS. Margaret Chan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nói rằng trong tương lai, đầu gối bị trầy xước cũng có thể giết chết bạn, nhưng chúng tôi có một thiết bị mà siêu vi trùng sẽ bị tiêu diệt". Các tổ chức tài trợ cho nghiên cứu y khoa ở Anh cho hay rằng tất cả các ứng dụng có thể được thẩm định và đánh giá trong một cuộc cạnh tranh mở.
 
Hội đồng Nghiên cứu y khoa Anh (MRC) tuyên bố trong tương lai họ sẽ có chính sách tài trợ ngân sách cho nghiên cứu mật ong. MRC nói thêm rằng, cơ quan này đang mời thầu trong một phần phối hợp mới giữa 7 hội đồng nghiên cứu Anh nhằm giải quyết vấn đề kháng kháng sinh.
 
Theo.suc khoe va doi song