Ông Lâm Quang Thành bận bịu ngược xuôi giữa hai địa điểm tổ chức SEA Games là Palembang và Jakarta, vẫn dành cho báo chí một cuộc trao đổi thẳng thắn…
Ông Quang Thành (trái) hài lòng với phong độ của đoàn TTVN.
Chỉ tiêu 70-90 HCV của TTVN sau năm ngày thi đấu mới có chưa đầy một nửa và với những ngày còn lại, theo ông, liệu có sai số nào không?
- TTVN đang đi thênh thang ở SEA Games 26 khi mới chỉ có 11/26 môn ra quân, còn đến 16 môn nữa mà, lo gì. Chúng tôi đặt nhiều niềm tin vào các môn cờ vua, vật, cử tạ, thể dục dụng cụ, boxing,… đang và sẽ thi đấu tại Palembang hay ở Jakarta là wushu, penkat silat,… thu hoạch mùa vàng đúng như chiến lược của ta.
Cho đến thời điểm này, điều gì khiến ông và đoàn TTVN có thêm nhiều động lực để thắp lửa tinh thần cho chặng đường còn lại?
- Nghe anh chị em trưởng đoàn các bộ môn báo về những nội dung đoạt HCV ngoài dự kiến, tôi vui lắm! Điều này khẳng định nhiều môn thể thao có sự tiến bộ rõ ràng và cách tính toán có trọng điểm. Chẳng hạn, những chiếc HCV điền kinh của Việt Anh (nhảy cao), Quý Phước (bơi lội) hay sự ổn định của thể dục dụng cụ hoặc sự phát triển của các tay súng trẻ… đều là những môn thế mạnh của mình, nằm trong hệ thống Olympic.
Một số VĐV trẻ bộc lộ năng lực sẵn sàng thay thế các đàn anh, đàn chị là tín hiệu tích cực ở SEA Games lần này.
Thế nhưng TTVN tại SEA Games mấy ngày qua cũng đón nhận nhiều sự hụt hẫng ở các môn mũi nhọn như Vũ Thị Hương gãy hai nội dung chạy 100 m và 200 m hay kình ngư Hữu Việt bị loại ở nội dung sở trường bơi ếch… Ngoài ra, một số môn võ như karatedo, taekwondo vẫn than thở bị trọng tài ép?
- Tôi nói thật nhé, Vũ Thị Hương không đoạt nổi hai HCV như chỉ tiêu là không nằm ngoài tiên đoán. Cái chính là Hương đánh giá khả năng của mình chưa đúng mực, nhất là sự chuẩn bị không tốt sau chấn thương. Nói ra thì ngại nhiều người cho rằng mình nói sự đã rồi nhưng thú thật, sau khi Hương hụt chiếc HCV 100 m thì tôi đã dự cảm ngay là không thể có vàng ở 200 m.
Thể thao thành tích cao bắt buộc phải có một quá trình tích lũy và chuẩn bị rất kỹ về mọi mặt, không phải cứ nhìn về quá khứ. Tôi thích sự thành thật với nhau để phát triển hơn là thỏa mãn với sự huyễn hoặc của dư luận.
Còn việc các môn thi đấu chấm điểm theo cảm tính như ở nhiều môn võ, việc trọng tài có thiên vị cho chủ nhà là… đương nhiên, đội nào cũng phải cắn răng chấp nhận thôi. Vào sân chơi Đông Nam Á phải chấp nhận điều đấy.
TTVN vẫn nằm trong top ba đội mạnh nhất từ ngày khai mạc và theo đánh giá của ông, chỉ tiêu “top đầu” có thể khẳng định là “top 3” được không?
- Cái này cũng khó nói lắm! Hồi chưa vào giải, chúng tôi thậm chí đã tính toán TTVN có khả năng về nhì toàn đoàn nữa kìa. Cơ sở cho chúng tôi nhận định căn cứ vào các thế mạnh của Thái Lan, đơn giản chủ nhà Indonesia ra sức bóp nghẹt các môn ưu thế của người Thái.
Thế nên lần này Thái Lan sẽ rất khó đoạt 125 HCV như toan tính. Trong khi đó, chúng ta có thể đeo bám họ ở các môn như kempo, vật, rowing nhưng theo tôi, cực khó đuổi kịp Thái Lan từ nay đến cuối giải, chẳng hạn như boxing thì họ chắc chắn dội cơn mưa vàng rồi.
Theo ông thì đối thủ đáng gờm nhất, như TTVN đánh giá sẽ tranh hạng ba với Malaysia hoặc đối thủ tiềm tàng Singapore có khả năng gây khó khăn cho mình?
- Cái chính vẫn là chủ nhà Indonesia “quá mạnh”. Họ quyết quét sạch vàng ngay từ đầu với cái kiểu quy hoạch các môn thi đấu và chiếm thế thượng phong nhờ vị thế chủ nhà trên sàn đấu. Điều này đã khiến các đoàn thể thao khác hạn chế rất nhiều môn sở trường của mình.
Dĩ nhiên TTVN cũng bị ảnh hưởng lớn, đơn cử như penkat silat là môn võ truyền thống của Indonesia thì việc họ muốn gom HCV là nằm trong tầm tay. Penkat silat Việt Nam đặt chỉ tiêu 3-4 HCV khó lắm!
Cảm ơn ông và chúc cho đoàn TTVN chân cứng đá mềm ở chặng đường khó khăn còn lại.
- TTVN đang đi thênh thang ở SEA Games 26 khi mới chỉ có 11/26 môn ra quân, còn đến 16 môn nữa mà, lo gì. Chúng tôi đặt nhiều niềm tin vào các môn cờ vua, vật, cử tạ, thể dục dụng cụ, boxing,… đang và sẽ thi đấu tại Palembang hay ở Jakarta là wushu, penkat silat,… thu hoạch mùa vàng đúng như chiến lược của ta.
Cho đến thời điểm này, điều gì khiến ông và đoàn TTVN có thêm nhiều động lực để thắp lửa tinh thần cho chặng đường còn lại?
- Nghe anh chị em trưởng đoàn các bộ môn báo về những nội dung đoạt HCV ngoài dự kiến, tôi vui lắm! Điều này khẳng định nhiều môn thể thao có sự tiến bộ rõ ràng và cách tính toán có trọng điểm. Chẳng hạn, những chiếc HCV điền kinh của Việt Anh (nhảy cao), Quý Phước (bơi lội) hay sự ổn định của thể dục dụng cụ hoặc sự phát triển của các tay súng trẻ… đều là những môn thế mạnh của mình, nằm trong hệ thống Olympic.
Một số VĐV trẻ bộc lộ năng lực sẵn sàng thay thế các đàn anh, đàn chị là tín hiệu tích cực ở SEA Games lần này.
Thế nhưng TTVN tại SEA Games mấy ngày qua cũng đón nhận nhiều sự hụt hẫng ở các môn mũi nhọn như Vũ Thị Hương gãy hai nội dung chạy 100 m và 200 m hay kình ngư Hữu Việt bị loại ở nội dung sở trường bơi ếch… Ngoài ra, một số môn võ như karatedo, taekwondo vẫn than thở bị trọng tài ép?
- Tôi nói thật nhé, Vũ Thị Hương không đoạt nổi hai HCV như chỉ tiêu là không nằm ngoài tiên đoán. Cái chính là Hương đánh giá khả năng của mình chưa đúng mực, nhất là sự chuẩn bị không tốt sau chấn thương. Nói ra thì ngại nhiều người cho rằng mình nói sự đã rồi nhưng thú thật, sau khi Hương hụt chiếc HCV 100 m thì tôi đã dự cảm ngay là không thể có vàng ở 200 m.
Thể thao thành tích cao bắt buộc phải có một quá trình tích lũy và chuẩn bị rất kỹ về mọi mặt, không phải cứ nhìn về quá khứ. Tôi thích sự thành thật với nhau để phát triển hơn là thỏa mãn với sự huyễn hoặc của dư luận.
Còn việc các môn thi đấu chấm điểm theo cảm tính như ở nhiều môn võ, việc trọng tài có thiên vị cho chủ nhà là… đương nhiên, đội nào cũng phải cắn răng chấp nhận thôi. Vào sân chơi Đông Nam Á phải chấp nhận điều đấy.
TTVN vẫn nằm trong top ba đội mạnh nhất từ ngày khai mạc và theo đánh giá của ông, chỉ tiêu “top đầu” có thể khẳng định là “top 3” được không?
- Cái này cũng khó nói lắm! Hồi chưa vào giải, chúng tôi thậm chí đã tính toán TTVN có khả năng về nhì toàn đoàn nữa kìa. Cơ sở cho chúng tôi nhận định căn cứ vào các thế mạnh của Thái Lan, đơn giản chủ nhà Indonesia ra sức bóp nghẹt các môn ưu thế của người Thái.
Thế nên lần này Thái Lan sẽ rất khó đoạt 125 HCV như toan tính. Trong khi đó, chúng ta có thể đeo bám họ ở các môn như kempo, vật, rowing nhưng theo tôi, cực khó đuổi kịp Thái Lan từ nay đến cuối giải, chẳng hạn như boxing thì họ chắc chắn dội cơn mưa vàng rồi.
Theo ông thì đối thủ đáng gờm nhất, như TTVN đánh giá sẽ tranh hạng ba với Malaysia hoặc đối thủ tiềm tàng Singapore có khả năng gây khó khăn cho mình?
- Cái chính vẫn là chủ nhà Indonesia “quá mạnh”. Họ quyết quét sạch vàng ngay từ đầu với cái kiểu quy hoạch các môn thi đấu và chiếm thế thượng phong nhờ vị thế chủ nhà trên sàn đấu. Điều này đã khiến các đoàn thể thao khác hạn chế rất nhiều môn sở trường của mình.
Dĩ nhiên TTVN cũng bị ảnh hưởng lớn, đơn cử như penkat silat là môn võ truyền thống của Indonesia thì việc họ muốn gom HCV là nằm trong tầm tay. Penkat silat Việt Nam đặt chỉ tiêu 3-4 HCV khó lắm!
Cảm ơn ông và chúc cho đoàn TTVN chân cứng đá mềm ở chặng đường khó khăn còn lại.
Theo Pháp luật TP.HCM