Đại biểu HĐND tỉnh thảo luận sôi nổi tại hội trường
Đại biểu Thủy cho biết, UBND tỉnh có văn bản giao công ty thủy lợi phụ trách quản lý nhưng họ chưa nhận bàn giao vì những lý do trên. Sở NN&PTNT cũng đã có báo cáo trả lời nhưng cử tri chưa đồng tình. Đại biểu đề nghị Sở NN&PTNT có giải pháp cụ thể để dự án đi vào hoạt động có hiệu quả.
Còn đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) cho rằng, tình trạng hạn hán đang xảy ra lớn, ở Nghi Lộc có hơn 3.000 ha lúa bị hạn, 900 ha bị hạn nặng, một số xã thiếu nước sinh hoạt. Cử tri đề nghị tỉnh có giải pháp đồng bộ đảm bảo nguồn nước tưới cho cây trồng và sinh hoạt cho người dân.
Đại biểu Đinh Thi Hòa (Thanh Chương) đề nghị tỉnh nghiên cứu cải tạo nước biển trở thành nước ngọt, hoặc khoan giếng để lấy thêm nước trong lòng đất để phuc vụ sản xuất nông nghiệp để nâng cao đời sống cho người dân.
Có tình trạng cháy rừng do người dân cố ý đốt
Liên quan đến Trạm bơm Vực Giồng, thuộc Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, trạm bơm đã xây dựng xong năm 2015. Trong đề án đưa vào vận hành sẽ bàn giao cho xã quản lý, nhưng do trạm bơm có thiết bị hiện đại nên xã không quản lý vận hành được. Sau đó, UBND tỉnh chuyển giao sang Công ty TNHH MTV Phủ Quỳ quản lý.
"Trong quá trình chuyển giao, do nguồn vốn thiếu, dự án giãn tiến độ, vướng mắc mặt bằng nên một số thiết bị đã hư hỏng. Sở đã có văn bản giao cho Ban Quản lý dự án cũng như công ty nghiên cứu và hoàn thiện nhằm khắc phục để trạm bơm hoạt động trong năm 2020", ông Đệ khẳng định.
Về ý kiến của đại biểu Đinh Thị An Phong, ông Nguyễn Văn Đệ cho rằng, ở Nghi Lộc có 900 bị hạn trong đó 250 ha có nguy cơ hạn nặng. Diện tích này lấy nước từ hệ thống Thủy lợi Nam quản lý, qua cống Nam Đàn. Tuy nhiên, hiện nay, nước sông Lam xuống thấp nên khó lấy nước.
Về giải pháp trước mắt, giao cho Công ty TNHH Thủy lợi Nam sử dụng nguồn nước còn lại bơm cứu lúa. Về giải pháp tổng thể thì sở sẽ tham mưu UBND tỉnh, trình Trung ương xin dự án chống hạn.
Về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Ông Nguyễn Văn Đệ cho rằng, nếu có mưa sớm thì chuẩn bị một số giống lúa ngắn ngày. Nếu hạn hán tiếp tục kéo dài thì sẽ chuyển đổi một số diện tích sang trồng các loại cây màu. Tuy nhiên, có một số diện tích không chuyển đổi được, vẫn phải chấp nhận trồng lúa.
Sắp tới, Sở NN&PTNT sẽ nghiên cứu và đề xuất cơ chế hỗ trợ người dân trong việc khoan giếng nước ngầm tưới cây và phục vụ sinh hoạt.