Cụ thể, các nhà khoa học của Đại học Massachusetts đã phát hiện ra sự tác động đến sự tăng trưởng bất thường trọng lượng cơ thể người bởi một loại virus có tên Adenovirus-36.
Qua những cuộc khảo sát, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự có mặt loại virus này ở những người béo phì cao gấp 4 lần so với người có cân nặng bình thường. Adenovirus-36 là nguyên nhân khiến cho 15% cơ thể sinh vật thí nghiệm tăng trọng lượng nhanh chóng.
Virus này gây nên tác động kép cho cơ thể người béo: kích ứng các tế bào mỡ, ngăn chặn sự đào thải mỡ ra khỏi cơ thể. Lượng mỡ thừa bị tích lại và hậu quả chính là sự tăng cân không thể kiểm soát.
Ngoài ra, Adenovirus-36 còn bị coi là nguyên nhân gây nên cảm lạnh, nhiễm trùng mắt và đường ruột, các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Theo tiến sĩ Richard Atkinson, giáo sư của Đại học Winconsin - người đã được cấp bằng sáng chế cho việc phát minh vắc-xin chống béo phì chia sẻ, dự án của ông không thể tiếp tục vì không thể kêu gọi đủ kinh phí để đưa loại vắc-xin mới này vào sản xuất đại trà.
Ông nói rằng những nhà sáng chế khác của Hàn Quốc đã thử loại vắc-xin này ở động vật và đã thu được những phản hồi tích cực.
Qua đó, nếu thành công, vắc-xin chống béo phì sẽ được tiêm cho những người còn trẻ tuổi và chưa bị mắc chứng béo phì, vắc-xin sẽ đi vào trong cơ thể và ngăn chặn virus kích thích các mô mỡ, từ đó có thể cứu sống hàng ngàn người mỗi năm.
Tuy nhiên, tính hiệu quả của loại vắc-xin này vẫn chưa thuyết phục được những người khác. Chuyên gia Nick Finer từ Đại học London cho rằng, việc sản xuất rộng rãi loại vắc-xin chống béo phì ngay bây giờ là một sự mạo hiểm, vì tính hiệu quả đối với bệnh nhân còn phải cần rất nhiều thời gian để kiểm chứng.