Viêm họng thường do virus hoặc vi khuẩn gây bệnh. Đau bụng sau uống sữa liên quan đến chất lượng như bị thiu, điều kiện bảo quản không tốt, vi khuẩn xâm nhập. Do đó, việc uống sữa nóng hay lạnh không thể gây bệnh vì các lý do sau:
- Nhiệt độ của sữa sẽ thay đổi bằng nhiệt độ thân nhiệt khi vừa vào cơ thể.
- Uống sữa lạnh không gây sưng và viêm họng, bởi tốc độ dẫn truyền nhanh khi qua thực quản làm chúng chưa kịp tác động lên bề mặt tiếp xúc để gây tổn thương do nhiệt.
Việc phát triển nhận biết nóng, lạnh do chi phối của não bộ. Với sữa, các bé đã tự hình thành khái niệm “sữa là phải ấm” nên không chấp nhận sữa lạnh. 12 tháng đầu đời cũng được mẹ cho bú với dòng sữa ấm, da kề da, làm ấm sữa mỗi khi pha sữa công thức khiến bé cảm thấy quen thuộc.
Thực tế, sữa tươi ấm hay lạnh không khác biệt. Nếu bé chịu uống sữa lạnh, bạn sẽ dễ dàng hơn trong chăm sóc bé. Hơn nữa, chuyên gia dinh dưỡng Anh khuyên cha mẹ nên hạ nhiệt độ từ từ cho não bộ bé tập quen khái niệm mới.
Cha mẹ nên chuyển dần loại sữa, từ sữa công thức sang sữa tươi thanh trùng. Trong 5 tuần, mẹ có thể chuyển hẳn sang sữa tươi thanh trùng nguyên kem.
Cha mẹ nên chú ý chọn thời điểm trong ngày giới thiệu sữa lạnh với bé. Các bé sẽ khó chấp nhận uống sữa lạnh khi chuẩn bị đi ngủ. Do đó, cha mẹ có thể giới thiệu sữa lạnh khi con đang chơi hoặc sau khi tắm.
Tập cho bé uống sữa lạnh:
- Từ 10 tháng tuổi, bạn nên tập cho bé uống nước bằng ly và ống hút để quen dần với việc sử dụng vật dụng này.
- Giới thiệu sữa vào những thời điểm hợp lý nêu trên, từng ít một và từng ngày.
- Bé thích nhìn ai đó uống và bắt chước, mẹ có thể cầm hộp sữa hút ống hút cho bé xem
- Nhiệt độ sữa không nên quá lạnh khi mới bắt đầu, từ ấm rồi chuyển dần sang lạnh.