Methanol là dạng cồn đơn giản nhất. Khác với ethanol - loại cồn thường có trong các loại rượu bia, methanol độc hại hơn nhiều và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu uống phải.

methanol433563_522018.jpgMethanol là một loại cồn độc hại, có thể gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Ảnh: Internet
Khi xâm nhập vào cơ thể, methanol có thể được chuyển hóa thành acid formic - một độc tố thường thấy trong nọc kiến. Nếu hàm lượng methanol trong máu quá cao, cơ thể có thể bị tàn phá nghiêm trọng: Suy thận, vấn đề ở tim và lưu thông máu, tổn thương gan, suy giảm thị lực (nhìn mờ, mù lòa tạm thời hoặc vĩnh viễn), tổn thương thần kinh và não.

Dấu hiệu ngộ độc rượu methanol

Cần nắm chắc cách xử lý phòng khi bị ngộ độc rượu methanol để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra cho người thân và bạn bè của mình. Ảnh: Internet
Trong vòng 1 - 2 giờ đầu sau khi uống rượu, bạn có thể cảm thấy say, buồn nôn, nôn mửa và đau bụng (khó phân biệt với dấu hiệu say rượu thông thường). 

Sau 12 - 24 giờ, các triệu chứng nghiêm trọng hơn như: nhức đầu, chóng mặt, nhìn mờ có thể xuất hiện. Đặc biệt, nếu nhận thấy mình bị nhìn mờ, hoặc gặp khó khăn khi nhìn về phía nguồn sáng, tốt hơn hết hãy đến cơ sở y tế gần nhất để được khám chữa kịp thời.

Cách xử lý khi bị ngộ độc rượu methanol

Khi có người thân hoặc bạn bè bị ngộ độc rượu thì bạn cần cho người bị ngộ độc nôn hết rượu ra rồi xát mạnh hai bên má người bệnh, cho uống trà đặc hoặc sữa nóng rồi đặt nằm úp xuống giường, hai tay để xuôi và cho mặt nghiêng về bên trái.

Khi bạn ở với người ngộ độc rượu một mình thì không nên để họ nôn vì dịch nhầy khi nôn có thể lạc vào phổi gây tắc thở.

Tránh để người thân uống say rồi ngủ vì rất có thể ngộ độc rượu sẽ làm người bệnh hôn mệ khi ngủ. Bạn tuyệt đối để người uống rượu ngủ li bì trong thời gian dài.

Nên cho người bệnh ăn một số thực phẩm giải rượu như: chuối, đậu đen, đậu xanh và nước ép rau muống để nhuận phổi, lọc máy, giải độc rượu

Nhưng tốt hơn hết bạn nên đưa người bệnh đi cấp cứu ngay khi có những dấu hiệu bị ngộ độc rượu nặng. Ảnh minh họa: Internet
Phòng ngừa ngộ độc rượu
 

Để ngăn ngừa ngộ độc rượu, tất nhiên phải uống ít lần và uống ít về lượng. Nếu có uống say, nên chủ động giải rượu bia bằng một số phương pháp sau:

- Trước khi uống rượu, hãy chủ động ăn một ít thức ăn có nhiều dầu mỡ, chất này sẽ tạo thành một lớp áo che kín mặt trong ruột, giảm sự thẩm thấu của rượu qua thành ruột vào máu. Nhờ đó, bạn sẽ lâu bị say hơn và say ít hơn;

- Không uống rượu chung với nước ngọt và những thức uống khác có gas, vì gas phản ứng tạo bọt khí sẽ làm cồn ngấm vào máu nhanh hơn;

- Uống từ từ vì cơ thể của bạn chỉ có thể chuyển hóa được 25ml rượu (45 độ) mỗi giờ -  tương đương 1/10 xị - nếu uống cấp tập, lượng cồn dôi dư sẽ thấm vào máu, đến não tạo phản ứng nhiễm độc chất cồn đối với não;

- Nếu muốn nôn, cứ nôn ra, không nên kìm nén lại bởi nôn là phản ứng tự giải độc của cơ thể;

- Không uống các loại thuốc chống nôn vì thuốc đó sẽ tiếp tục giữ chất độc lại trong cơ thể bạn, mà gan lại không thể lọc chất độc kịp, hậu quả là gây tổn hại nghiêm trọng tới gan, lâu ngày gây xơ gan và ung thư gan.