Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 96 Luật BHXH 2014, đến năm 2020, sổ BHXH sẽ được thay thế bằng thẻ BHXH.
Thực hiện quy định tại Khoản 2, Điều 9 Luật BHXH 2014, đến năm 2020, các cơ quan BHXH phải hoàn thành việc xây dựng và vận hành cơ sở dữ liệu điện tử về quản lý BHXH trong phạm vi cả nước.
Thực hiện Điểm a, Khoản 1, Điều 55 Luật BHXH 2014, từ năm 2020, lao động nam đủ 55 tuổi và lao động nữ đủ 50 tuổi mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Theo quy định hiện hành thì lao động nam đủ 54 tuổi và lao động nữ đủ 49 tuổi là đã đủ điều kiện về tuổi để được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thực hiện quy định tại Điểm a, Khoản 2, Điều 56 Luật BHXH 2014, lao động nam nghỉ hưu trong năm 2020 phải có đủ 18 năm đóng BHXH mới được hưởng lương hưu bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH, quy định hiện hành chỉ cần đủ 18 năm đóng BHXH.Thực hiện quy định tại Điểm g, Khoản 5, Điều 42 Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, chậm nhất đến ngày 1-1-2020, Cơ quan BHXH phải thực hiện phát hành thẻ BHYT điện tử cho người tham gia BHYT.
Quốc hội đã thông qua việc thực hiện điều chỉnh mức lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, cùng với việc điều chỉnh mức lương như trên thì các chế độ, trợ cấp BHXH cho người tham gia cũng sẽ được tăng lên.
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe ốm đau: 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng).
- Trợ cấp một lần sau khi sinh con: 3.200.000 đồng (tăng 220.000 đồng).
- Trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh: 480.000 đồng/ngày (tăng 33.000 đồng).
- Trợ cấp tuất hằng tháng (mỗi thân nhân): 800.000 đồng/tháng (tăng 55.000 đồng); không có người trực tiếp nuôi dưỡng 1.120.000 đồng/tháng (tăng 77.000 đồng).
- Trợ cấp mai táng : 16.000.000 đồng (tăng 1.100.000 đồng).
- Trợ cấp lương hưu tối thiểu hằng tháng (đối với người tham gia BHXH bắt buộc): 1.600.000 đồng (tăng 110.000 đồng).