Các sân Thiên Trường, Hà Nội đang dẫn đầu cả về số lượng khán giả lẫn tỷ lệ khán giả tăng so với mùa giải năm ngoái. Trong khi đó, sân Cẩm Phả, Hòa Xuân của Than Quảng Ninh và SHB.Đà Nẵng số lượng khán giả giảm. Truyền thông V-League, thời bầu Tú đã ảnh hưởng đến con số khán giả đến sân này.
Ngay sau khi điều hành V-League, bầu Tú đã yêu cầu các CLB phải có fanpage để kết nối cộng đồng và CLB. Mặc dù, đến nay khá nhiều CLB chưa có người làm chuyên nghiệp nên lượng trang bài chưa đầy đủ, nhưng cũng có những đội bóng, các hoạt động chuyên môn, sinh hoạt của cầu thủ đều được cập nhật thường xuyên.
Đến giờ, thành tích thi đấu của đội bóng thành Nam khá bết bát nhưng khán giả sân Thiên Trường đang được đánh giá cao về khâu tổ chức, hoạt động.
3 mùa giải, từ 2015 - 2017, tất cả các trận đấu tại V-League đều được phát trực tiếp trên kênh YouTube của Công ty VPF. Theo đó, cả 7 trận đấu hàng tuần của V-League đều được đối tác của VPF tổ chức sản xuất và phát sóng miễn phí.
Không ít sân cỏ, vì phát sinh quyền lợi đã bất hợp tác hoặc gây khó khăn cho đối tác của VPF khi tường thuật trực tiếp, kiện cáo nhau trên các mặt báo. Thực tế, có những trận đấu hay, con số khán giả xem qua YouTube đã lên con số hàng triệu, độ lan tỏa của V-League vượt ra khỏi biên giới quốc gia nhờ internet.
Theo tính toán của các đối tác VPF, việc phát miễn phí các trận đấu V-League sẽ quảng bá nhiều hơn cho các chương trình của mình, đồng thời cũng có nguồn thu từ quảng cáo trên YouTube.
VPF không muốn tạo cho người xem sẽ có thói quen chờ đợi bản phát sóng trên YouTube thay vì xem trực tiếp trên tivi, hay đến sân bóng, điều này ảnh hưởng lớn đến quyền lợi nhà tài trợ V-League và doanh thu quảng cáo của nhà đài.
Mặt khác, tuy không mất chi phí sản xuất nhưng vô tình các đối tác của VPF tạo cho YouTube hay các nền tảng như Facebook có được lượng khán giả riêng của họ nhờ những nội dung hấp dẫn mà họ không cần phải bỏ tiền để sản xuất. Cân đối, tính toán số tiền YouTube thanh toán và cái bất lợi của phương án này, bầu Tú càng quyết tâm.
Rõ ràng tính toán của bầu Tú là bài toán của các nhà kinh doanh bóng đá, nhìn về lợi ích lâu dài, chấp nhận bỏ “miếng bánh” trước mắt. VPF không muốn tạo cho YouTube hay Facebook nội dung độc quyền các trận bóng ở V.league, bởi với một quốc gia đông đảo người hâm mộ bóng đá như Việt Nam thì đây chính là lượng khách hàng lớn, rất nhiều đơn vị truyền thông quan tâm.
Việc thay đổi một thói quen của khán giả không phải dễ nhưng từ việc hiệu ứng người xem đến sân tăng, nhất là sau những thành công của đội tuyển U23 Việt Nam và Olympic Việt Nam tạo cho VPF thêm tự tin. Sau 1 năm thực hiện phương án truyền thông mới, VPF sẽ có những điều chỉnh để khán giả giao lưu trên các fanpage và đến sân nhiều hơn nữa.