(Baonghean.vn) - Tuổi thơ của mỗi người là nơi neo đậu những dấu ấn, những kỷ niệm gắn bó với những trò chơi dân gian khó quên. Cùng trở về“tuổi thơ dữ dội” qua những trò chơi thuở xưa...

1 - Rồng rắn lên mây

images1745015_1.jpgRồng rắn lên mây là một trong những trò chơi dân gian khá phổ biến dành cho độ tuổi thiếu nhi trong các làng quê Việt Nam ngày trước. Đây là một trò chơi gắn với bài đồng dao, yêu cầu người chơi phải nhanh nhẹn, khéo léo, đoàn kết, ý thức kỷ luật và khả năng ứng đối nhanh nhạy, nhất là đối với người dẫn đầu đoàn rồng rắn. Ngày trước, vào những đêm trăng thanh, các em thiếu nhi thường rủ nhau tập trung tại sân đình làng để tổ chức trò chơi Rồng rắn lên mây.

2 - Chơi bắn bi

Bắn bi luôn là trò cuốn hút tất cả con trai khi còn thơ bé. Trò chơi giúp vận động, quan sát tốt với chiến lợi phẩm là những viên bi vừa bắn trúng của đối phương. Những viên bi ve tròn, nhiều màu sắc khiến nhiều bé trai mê tít. Nhiều bạn còn có hẳn một bộ sưu tập. Khả năng nhắm chính xác mục tiêu với những cự li khác nhau mang đến cho những bé trai giờ phút vui chơi hết sức vui vẻ.

 3 - Chơi chuyền

Đây là trò chơi dân gian mang tính chất thi tài khéo léo. Trò này còn có tên gọi khác là chuyền hay chuyền chuyền. Không gian chơi là một ô đất, sân bằng phẳng, không lớn lắm, khoảng 1,5m² đến 2,5m² là có thể chơi được rồi. Số lượng chơi phổ biến là 2, nhưng cũng có thể là 1, 3, 4. Trò này được các em gái rất ưa thích.Trò chơi chuyền không chỉ vui tay vui mắt mà còn... vui tai nữa với bài đồng dao "một chuyền mốt" mà bất cứ đứa trẻ con nào cũng thuộc.

 4 - Chơi chọi gụ (con quay)

Chơi chọi gụ, là một trò chơi dân gian phổ biến ở hầu hết các sắc tộc của Việt nam. Đây là trò chơi ngoài trời chủ yếu dành cho các bé trai nhưng cũng còn được thanh niên và những người già chơi, nó có thể có những tên gọi khác tùy theo sắc tộc. Trên những nền đất bằng phẳng ngày xưa, các bạn có thể bắt gặp những đứa trẻ túm năm tụm ba, say mê theo các vòng xoáy của những con gụ (hay con quay, cù).

5 - Nhảy dây

Nhảy dây là một trò chơi dân gian vô cùng quen thuộc, đặc biệt là ở những vùng quê, vùng nông thôn ở Việt Nam. Trò chơi nhảy dây cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần một sợi dây là mọi người có thể tham gia. Một trong những đặc trưng riêng biệt của các trò chơi dân gian đó chính là tính cộng đồng cao. Bởi vậy mà bất kể trò chơi dân gian nào cũng đòi hỏi sự tham gia của cả tập thể, nó giúp gắn kết quan hệ giữa người với người trong một cộng đồng.

6 - Chơi ô ăn quan

Một trò chơi cũng rất phổ biến trong thế hệ 8x ngày xưa là trò ô ăn quan. Nhiều người thuộc thế hệ 8x nay đã lập gia đình, có con vẫn không thể quên được cảm giác sung sướng khi thắng cuộc và được "đập ăn tất".

7 - Chọi cỏ gà

Ngoài hình ảnh thanh bình của vùng quê, cứ mỗi buổi chiều nhìn ra những bờ đê ngoài đồng lại nghe thấy âm thanh vang động của đám trẻ con chúng tôi, ríu rít trong bộ đồ áo trắng quần xanh dương, trên tay cầm một nắm cỏ mà mỗi cọng cỏ được gọi là một con gà, chi với một cọng cỏ như thế thôi mà đã trở thành một phần kí ức đẹp của trẻ con vùng quê chúng tôi, kí ức về một cuộc chiến mang tên chọi cỏ gà.

8 - Chơi đánh khăng

Đánh khăng là một trò chơi của trẻ nhỏ. Hai bên đứng đối diện nhau. Một người cầm hai đoạn tre, một ngắn một dài. Đào một hố nhỏ, dài dưới đất, đặt đoạn tre ngắn lên miệng hố, lấy thanh tre dài hất đoạn tre ngắn lên cao đánh thật mạnh văng ra xa. Nếu người đứng đối diện bắt được thanh tre, người đó sẽ được vào chơi thay.

9 - Kéo mo cau

Vào mùa mo cau rụng, trẻ con vùng quê tha hồ lấy mo cau làm xe kéo. Các bé chỉ cần tước bỏ các lá cau khô quanh sống cau và lấy sống đó làm tay nắm. Chiếc mo sẽ là ghế ngồi cho một hay nhiều bé ngồi lên. Bạn kéo sẽ là người dùng sức kéo chiếc mo cau về phía trước.

10-  Trồng nụ, trồng hoa

Trồng nụ trồng hoa. Nhảy cho cao lên nhé, chạm vào là thua đấy.

Thái Bình

(Tổng hợp)

 

TIN LIÊN QUAN