Đánh bom khủng bố tại trường học Crimea, 18 người chết
Theo Reuters, vụ việc xảy ra hôm 17/10 tại Đại học Kerch, thành phố Kerch trên bán đảo Crimea. Ít nhất 18 người được xác nhận thiệt mạng và khoảng 50 người bị thương. Nhà chức trách Nga tuyên bố đây là một vụ tấn công khủng bố và đã khởi động điều tra hình sự. Ủy ban Điều tra Crimea, cơ quan phụ trách các vụ án hình sự lớn tại bán đảo này, cho biết một nhóm người có vũ trang đã xông vào Đại học Kerch, cài đặt một "thiết bị nổ chưa xác định" tại khu vực ăn uống và sau đó kích nổ thiết bị này. Ít nhất một trong số những kẻ tấn công đã thiệt mạng khi vụ nổ xảy ra.
Nhân chứng cho biết những kẻ tấn công mang theo "súng máy", quăng "một loại chất nổ khắp nơi", sau đó tấn công lên tầng 2 của Đại học Kerch. Những kẻ này "mở cửa các văn phòng và nổ súng vào bất cứ ai chúng tìm thấy".
Chống đói nghèo để bảo đảm quyền con người
Nạn đói nghèo cùng cực và việc bị gạt ra ngoài lề xã hội được coi như tình trạng vi phạm nhân phẩm, do đó chống đói nghèo cũng được hiểu là để bảo đảm quyền con người, như chủ đề mà Liên Hợp quốc (LHQ) hướng tới nhân Ngày Quốc tế chống đói nghèo (17/10) năm nay: “Hãy cùng những người ở tận cùng xã hội xây dựng một thế giới gắn kết tôn trọng quyền con người và nhân phẩm”.
Đói nghèo được xem vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của vi phạm quyền con người, bởi những người đói nghèo cùng cực hầu như bị hạn chế mọi cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, từ y tế, nước sạch, giáo dục tới việc làm, đồng thời cũng không được hưởng thụ các thành quả của tiến bộ xã hội. LHQ coi sự tồn tại của nghèo đói, bao gồm nghèo đói cùng cực là mối quan tâm lớn và từ năm 1992 đã tuyên bố ngày 17/10 hằng năm là Ngày Quốc tế chống đói nghèo. Mục tiêu xóa đói giảm nghèo luôn là ưu tiên trong hoạt động của LHQ.
Anh sẽ phải thanh toán hơn 30 tỷ bảng nếu không đạt thỏa thuận Brexit với EU
Với phát biểu trên, Bộ trưởng Tài chính Anh dường như đang góp tiếng nói chung với Thủ tướng Theresa May trong việc thuyết phục các thành viên nội các và nghị sĩ Quốc hội ủng hộ kế hoạch Brexit của Chính phủ Anh.
Trung Quốc, Hàn Quốc phản đối Thủ tướng Nhật Bản gửi đồ lễ đến đền Yasukuni
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đề nghị Nhật Bản "suy nghĩ sâu sắc" về lịch sử cũng như "cần giành được sự tin tưởng của các nước láng giềng châu Á và cộng đồng quốc tế với hành động cụ thể". Trong khi đó, từ Seoul, một quan chức của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cũng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước việc Thủ tướng Abe gửi đồ lễ đến đền Yasukuni, cho rằng ngôi đền này là "biểu tượng của chủ nghĩa quân phiệt Nhật trong quá khứ".
Syria chấp thuận LHQ chuyển hàng viện trợ đến khu vực biên giới với Jordan
Trước đó trong tháng này, quân đội Syria đã tăng cường an ninh quanh khu vực lều trại tạm trú trên nhằm ngăn chặn các đối tượng buôn lậu vận chuyển lương thực. Trong khi đó, Chính phủ Jordan tuyên bố trại tị nạn trên không nằm trong lãnh thổ nước này, do đó nước này không có trách nhiệm và mọi lương thực được vận chuyển phải xuất phát từ các kho dự trữ của LHQ tại Syria. Điều này khiến ít nhất 10 người trong số hơn 50.000 người, trong đó chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, sống trong trại tị nạn, tử vong tuần qua.
Triều Tiên trao trả công dân Hàn Quốc bị bắt
Công dân họ Pyo, 60 tuổi, bị Triều Tiên bắt hồi tháng trước và được trao trả cho Bộ Thống nhất Hàn Quốc lúc 16h ngày 16/10 tại làng Panmunjom bên trong Khu Phi quân sự liên Triều (DMZ), theo Yonhap. "Các cơ quan liên quan đang điều tra xem người đàn ông vào Triều Tiên bằng cách nào", Bộ Thống nhất Hàn Quốc cho hay. "Chính phủ đánh giá tích cực việc Triều Tiên trao trả công dân trên khía cạnh nhân đạo".
Hồi tháng 8, Triều Tiên cũng cho hồi hương một người đàn ông Hàn Quốc 34 tuổi sau khi giam người này trong 16 ngày với cáo buộc vượt biên trái phép.Việc trao trả công dân được coi là một động thái thể hiện thiện chí của Triều Tiên sau các hội nghị thượng đỉnh liên Triều tổ chức thời gian qua.
Australia chính thức phê chuẩn CPTPP
CPTPP, còn có tên không chính thức là TPP-11, được ký kết vào tháng 3 sau khi Tổng thống Donald Trump rút Mỹ khỏi hiệp định vào năm ngoái.
Canada chính thức cho phép dùng cần sa tiêu khiển
Ngày 17/10, Canada trở thành quốc gia thứ 2 trên thế giới sau Uruguay và là nước đầu tiên trong nhóm G7 hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích tiêu khiển. Theo luật mới, người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên ở Canada được phép mang và chia sẻ tối đa 30 gram cần sa hợp pháp nơi công cộng và được trồng tối đa 4 cây cần sa trong nhà để sử dụng cho cá nhân. Hiện tại nguồn cung cấp cần sa tiêu khiển có thể bị giới hạn, ít nhất trong giai đoạn đầu, chỉ có tại một số cửa hàng được quy định.
Bất kể điều luật cho phép người dân sử dụng cần sa tiêu khiển được thông qua và có hiệu lực, một điều cần lưu ý với người nước ngoài là khi ra, vào Canada, việc mang theo cần sa vẫn bị coi là phạm pháp, do đó nếu vi phạm điều này họ vẫn có thể bị đối mặt với các cáo buộc hình sự.