Những người ủng hộ Brexit đang đẩy mạnh việc tách khỏi EU một cách hoàn toàn, một sự thay đổi mà các thành viên nội các lo sợ có thể sẽ đẩy đất nước đến cảnh tan rã. Một số khác lại lo sợ rằng hành động này có thể sẽ làm bùng lên một cuộc tranh luận về địa phận của Scotland tại Anh và xa hơn nữa là tách khu vực này ra khỏi liên minh.
“Không ai bỏ phiếu cho Brexit muốn nước Anh tan rã” - một quan chức chính phủ Anh cho biết. “Những người ủng hộ (thỏa thuận tự do thương mại) gần như cần phải đối mặt với những hậu quả cho liên minh này” - một người khác cho biết.
Bế tắc đã dẫn những thành viên có thâm niên trong Đảng Tory đến một tình thế được so sánh với khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956, đã phá hủy nhiệm kỳ thủ tướng của Anthony Eden.
“Điều này tương tự với khủng hoảng kênh đào Suez. Bạn chỉ không biết được những hậu quả nằm ngoài dự đoán mà nó sẽ xảy ra. 3 tuần tới có thể thay đổi tất cả mọi thứ. Khủng hoảng kênh đào Suez đã diễn ra trong nhiều tháng và điều này phụ thuộc vào những quan điểm mang tính bước ngoặt trong lịch sử chính trường nước Anh.”
Một số người thuộc đảng Tory đang lo lắng về kế hoạch Brexit của Thủ tướng May sẽ không nhận được nhiều sự ủng hộ và lo sợ sẽ cần một cuộc bầu cử đột xuất vào cuối năm nay.
Vào ngày thứ 19,20/9, EU đã dẫn đầu nhà nước và chính phủ tập hợp lại để có một cuộc gặp không chính thức tại Salzburg, Áo. Trong cuộc nói chuyện, May đã đưa ra kế hoạch Brexit trước các nhà lãnh đạo EU, tuy nhiên cả hai bên chưa đạt được sự đồng thuận.
Thời hạn quá độ hậu Brexit chỉ còn chưa đến 200 ngày. Các nhà lãnh đạo EU đã nhất trí tổ chức một hội nghị đặc biệt vào tháng 11-2018 tới để hoàn tất thỏa thuận về Brexit.