Rèn luyện trí nhớ, khả năng quan sát và phát huy cảm xúc, sáng tạo… là những lợi ích tuyệt vời từ việc dạy bé học vẽ.

images1697256_7_tac_dung_tuyet_voi_khi_cho_be_hoc_ve.jpg

Theo các chuyên gia tâm lý, việc bé ham thích vẽ và dạy cho bé vẽ mang lại những lợi ích tuyệt vời:

Giúp trẻ rèn luyện trí nhớ: Vẽ tranh giúp trẻ rèn luyện thị giác, khả năng quan sát thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ có thể lưu trữ những thông tin về sự vật, hiện tượng. Vẽ tranh giúp trẻ có thể nhớ lâu hơn khi trẻ thể hiện suy nghĩ của mình thông qua hoạt động vẽ và trẻ sẽ có những nhận định đúng đắn về các sự vật, hiện tượng.

Nâng cao khả năng quan sát: Những bức vẽ của trẻ em thường rất khó hiểu. Tuy nhiên, nếu mẹ để ý kỹ thì sẽ thấy trong bức tranh của con thường có những chi tiết lạ được vẽ rất nổi bật. Các chuyên gia tâm lý cho rằng đây là sự phản ánh thế giới thông qua bộ nhớ của con. Thực tế, đây chính là cách để trẻ thể hiện khả năng quan sát hàng ngày và trẻ sẽ chú ý đến những chi tiết mà người lớn không để ý.

Tư duy trừu tượng khi trẻ muốn vẽ lại cái gì đó từng nhìn thấy: Thế giới của bé là câu chuyện cổ tích với những chi tiết kỳ lạ. Thêm vào đó, việc sử dụng màu sắc sẽ càng hiển thị rõ ràng hơn về trí tưởng tượng của trẻ em.

Phát triển suy nghĩ đa chiều: Chúng ta có thể học hỏi được rất nhiều từ những bức tranh của trẻ em. Việc sử dụng màu sắc và các hình khối là cách giúp tăng cường bộ nhớ và thúc đẩy khả năng quan sát, nuôi dưỡng trí tưởng tượng. Đây là khả năng tư duy hình ảnh, khả năng di chuyển và sáng tạo mà trẻ không thể học được nếu không vẽ.

Bức tranh thể hiện cảm xúc: Giống như âm nhạc, khiêu vũ, vẽ tranh chính là một loại hình nghệ thuật thể hiện cảm xúc của con người từ bên trong. Nhìn vào tác phẩm đó, cha mẹ có thể thấy được tâm trạng và suy nghĩ của con.

Từ những lợi ích trên, trước khị dạy bé tập vẽ, các chuyên gia hướng dẫn một số cách để bé làm quen với màu sắc và đôi tay: Việc dạy vẽ cho con thường xuyên còn giúp các bé tăng khả năng quan sát chú ý đến từng chi tiết của một tổng thể. Giúp trẻ phát triển vận động khi điều khiển bút vẽ theo ý mình. Tư duy logic vẽ cái gì trước cái gì sau hay từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Giúp trẻ biết thưởng thức cái đẹp. Vẽ là hoạt động để thư giãn, rèn khả năng tập trung, tìm hiểu bản thân và có một thú vui lành mạnh thay vì chơi điện tử, xem vô tuyến...

Cho bé làm quen với màu sắc trước: Sử dụng những loại thạch có nhiều màu sắc để bé vừa ăn vừa nhận diện màu. Bé sẽ học được bài học về màu sắc, về chất liệu mềm dẻo, rồi khi ăn mẹ có thể dạy bé tách từng lớp thạch ra ăn sẽ rất thú vị.

Sử dụng những ngón tay: Trò chơi này dành cho các bé từ 2 tuổi trở lên. Khi bé cầm bút chưa thạo mà lại thích vẽ, mẹ lưu ý chọn màu vẽ an toàn cho con (màu có nguồn gốc thực phẩm) và lót một tấm thảm trước khi cho con chơi để các bé không dây bẩn ra nhà. Chỉ mỗi việc thấy các ngón tay mình tạo ra những hình dạng đủ sắc màu trên giấy là đã đủ khiến cho bé vui.

Sử dụng đôi tay khéo léo: Bé thường thích cát, đất nặn. Thay vì đi tới tiệm đồ chơi và mua những loại đất nặn đắt tiền, hãy tự chế bột nặn an toàn cho bé, thêm vào ít cát sạch, vậy là bé sẽ có thêm cực nhiều trò chơi mới!

Tập cho bé rèn luyện trí nhớ: Các mẹ có thể tập cho trẻ luyện trí nhớ thông qua trò chơi xé giấy và dán giấy. Vừa tốn ít chi phí, việc xé và dán giấy thành những hình khối khác nhau còn giúp bé luyện đôi tay thêm khéo léo, kết hợp màu sắc thêm hài hòa mà nó còn giúp bé luyện trí nhớ rất tốt khi mẹ biết cách. Ví dụ, mẹ có thể cùng bé xếp hình các loại cờ của các quốc gia, xếp đến đâu gọi tên nước đến đó. Chắc chắn bé sẽ rất nhớ cờ nào của nước nào sau khi xếp được hình cờ đấy!

Theo PNVN

TIN LIÊN QUAN