(Baonghean.vn) - Trong đời sống của đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An, bạc trắng chiếm một vị trí rất quan trọng. Từ của cải được cất bằng bạc nén tới những bộ trang phục truyền thống được đính kèm bạc đã thể hiện rõ nét văn hóa riêng có của bà con.

resize_images1600015_1_b_c_n_n.jpgTrước đây, đồng bào dân tộc Mông ở miền Tây Nghệ An có tục thách cưới bằng bạc trắng. Cứ một đám cưới, nhà trai phải đi lễ cho nhà gái 2 thỏi bạc nén và 2 đồng bạc Kip. Đến năm 2002, tục này đã được bỏ, nhưng bạc trắng vẫn gắn liền với đời sống của bà con nơi đây.
Mỗi thỏi bạc nén trị giá khoảng 10 triệu đồng. Ngoài mặt trên của nén bạc các gia đình đều tự khắc ký hiệu lên, thì hai bên là ký hiệu của nhà sản xuất.
Chiếc vòng đeo cổ truyền thống của đồng bào dân tộc Mông có giá trị hơn 30 triệu đồng được làm từ 3 thỏi bạc nén trắng. Hầu như các gia đình người Mông ở Kỳ Sơn đều có có bạc nén trong nhà. Ngoài ra các bộ trang sức của người Mông cũng được làm bằng bạc trắng, bộ trang phục truyền thống cũng đính bằng bạc trắng ”.
Mặt chính của vòng đeo cổ được chạm khắc hoa văn đặc trưng của đồng bào Mông
Kiềng (vòng) cổ bằng bạc được chạm khắc hoa tiết tinh xảo.
Thắt lưng trong trang phục người Mông cũng được đính dày những đồng xu bạc trắng. Mỗi bộ thắt lưng có giá gần 30 triệu đồng.
Những đồng bạc kip trị giá 10 xu hoặc 20 xu được phát hành từ những năm 1930 đến 1937.
Trang sức bằng bạc kết hợp với bộ trang phục truyền thống của người phụ nữ đã tạo nên một nét đặc sắc rất riêng trong văn hóa dân tộc Mông.

 Vương Vân

TIN LIÊN QUAN